Vitamin B3 là một trong những loại vitamin rất quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của mỗi người. Nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin B3 tham gia vào khoảng 150 quy trình hoạt động khác nhau trong cơ thể. Nó rất cần thiết trong quá trình sản xuất ra các hoocmon, giúp ngăn chặn và chống lại các đột biến có liên quan đến ADN.
Vậy bạn đã biết vitamin B3 có tác dụng cụ thể là gì chưa? Và nó có nhiều trong những thực phẩm nào? Hãy cùng radiosuckhoe.com tìm hiểu thần dược vitamin B3 đối với sức khỏe qua bài viết này nhé!
1. Vitamin B3 là gì?
Vitamin B3 còn được gọi với tên khác là niacin, là một trong số 8 loại vitamin nhóm B, tan trong nước và alcohol. Chính vì thế nên cơ thể không thể dự trữ được mà phải tổng hợp từ tryptophan. Thực tế, mọi cơ thể sống đều cần vitamin B3 để có thể hoạt động và phát triển bình thường.
Vitamin B3 có hai dạng hóa học chính và mỗi dạng đều có những cơ chế tác động khác nhau đến cơ thể. Cả hai loại này đều có thể tìm thấy trong các thực phẩm dinh dưỡng từ thiên nhiên.
- Nicotinic axit: là chất bổ sung dùng để điều trị các bệnh tim mạch và nồng độ cholesterol cao.
- Niacinamide: là chất có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường typ 1, các bệnh về da, bệnh tâm thần phân liệt.
2. Vitamin B3 có tác dụng gì?
Thực tế, có rất nhiều người còn chưa biết công dụng cụ thể của vitamin B3 đối với sức khỏe như thế nào. Cùng chúng mình tìm hiểu dưới đây nhé!
2.1. Giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu
Từ những năm 1950, vitamin B3 đã được sử dụng trong y khoa để điều trị cholesterol tăng cao. Nó có thể hạ cholesterol trong khoảng từ 5 đến 20%. Ngoài ra, vitamin B3 còn được sử dụng để hạ cholesterol trong những trường hợp bệnh nhân không thể dung nạp được statin.
2.2. Giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
Ngoài tác dụng làm giảm cholesterol như đã nói ở trên, vitamin B3 còn có vai trò trong giảm mất cân bằng quá trình oxy hóa và chứng viêm sưng. Các yếu tố này có tác động làm cứng thành mạch, có liên quan đến bệnh xơ vữa động mạch.
Liệu pháp vitamin B3 trong điều trị có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch- làm giảm gánh nặng bệnh tật.
2.3. Giúp điều trị bệnh tiểu đường typ I
Bệnh tiểu đường typ I là một trong những căn bệnh tự miễn. Cơ chế của bệnh là các tế bào insulin trong tuyến tụy bị phá hủy. Vitamin B3 có khả năng bảo vệ các tế bào này. Mặt khác nó còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những trẻ có nguy cơ mắc cao.
2.4. Tăng cường chức năng của não bộ
Vitamin B3 là một trong những chất cần thiết có tác dụng giúp não bộ lấy năng lượng và đảm bảo hoạt động bình thường. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hội chứng rối trí và bệnh tâm thần phân liệt có liên quan đến sự thiếu hụt vitamin B3.
Vì vậy, cơ thể cần được bổ sung vitamin B3 để khôi phục các tế bào não đã bị tổn thương, giúp cho bộ não được khỏe mạnh.
2.5. Làm đẹp và cải thiện làn da
Một làn da đẹp, mịn màng, khỏe mạnh luôn là một trong những ước mơ của các chị em phụ nữ. Sử dụng vitamin B3 bằng cách uống vào cơ thể hoặc bôi lên da dưới dạng kem giúp cải thiện làn da của bạn.
Không chỉ thế, vitamin B3 còn có tác dụng bảo vệ làn da chống lại các tác nhân độc hại từ ánh mặt trời như tia UV. Nhờ đó mà nó có công dụng trong việc ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư da.
2.6. Giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp
Một thí nghiệm khoa học thú vị về vitamin B3 liên quan đến loài chuột. Người ta tiêm vào những con chuột vitamin B3 và rút ra kết luận: vitamin B3 có tác dụng giảm chứng viêm sưng trong bệnh viêm khớp.
Những người mắc bệnh viêm khớp nên bổ sung vitamin B3 cho cơ thể để giảm bớt một số triệu chứng viêm sưng khó chịu, cải thiện khả năng di chuyển của khớp và giảm được tình trạng lạm dụng các thuốc chống viêm NSAIDS.
3. Tác hại khi cơ thể thiếu vitamin B3
Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ vitamin B3 sẽ gây ra các hệ lụy nghiêm trọng, có khả năng đe dọa đến sức khỏe của bạn.
- Viêm da: Một trong những hậu quả của việc thiếu vitamin B3 cần kể đến đầu tiên chính là viêm da. Nhất là vùng da hay phải tiếp xúc với ánh sáng. Viêm da khi thiếu vitamin B3 sẽ làm cho làn da bị thâm, sạm, khô, ráp thậm chí là bị nhiễm phù.
- Rối loạn tiêu hóa: Thiếu vitamin B3 gây ra các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa như tiêu chảy, chảy máu trực tràng, viêm niêm mạc … Thời gian lâu ngày sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
- Rối loạn tâm thần: Những người thiếu vitamin B3 dễ rơi vào tình trạng liên quan đến tâm thần từ nhẹ như: lo lắng, sợ hãi, stress… đến nặng như: trầm cảm, u uất, mê sảng, ảo giác…
Có thể bạn quan tâm:
- Vitamin PP là gì? có tác dụng gì? thiếu gây bệnh gì?
- Vitamin B6 có tác dụng gì? có trong thực phẩm nào?
- Thiếu Vitamin B12 gây bệnh gì – hậu quả? nguyên nhân? nên ăn gì
- amino acid có trong thực phẩm nào
- thực phẩm chứa vitamin d
4. Vitamin B3 có nhiều trong thực phẩm nào?
Bạn đã biết vitamin B3 có trong những thực phẩm từ tự nhiên nào chưa? Bạn có muốn thực đơn dinh dưỡng của mình thật phong phú và cung cấp đủ dưỡng chất cho các thành viên trong gia đình mình không? Dưới đây là những thực phẩm giàu vitamin B3 bạn cần bổ sung mỗi ngày để có một sức khỏe tốt.
4.1. Ức gà
Ức gà là một thực phẩm chứa hàm lượng vitamin B3 cao, giúp bạn giảm hàm lượng cholesterol trong máu từ 20% đến 30%. Ngoài ra, ức gà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, photpho, magie, nhiều khoáng chất và các vitamin khác.
4.2. Nấm
Vitamin B3 có trong nấm giúp bạn giảm được chất béo và mỡ máu trung bình từ 20% đến 50%. Mặt khác, chính vì nấm chứa ít calo, giàu vitamin D và các khoáng chất chống oxy hóa nên rất thích hợp với các chị em phụ nữ muốn giảm cân, làm đẹp da.
4.3. Quả bơ
Trong bơ có chứa nhiều vitamin B3 không những giúp ngăn ngừa các bệnh về xơ cứng thành mạch mà còn giúp căng thẳng và chống viêm. Quả bơ cũng là nguồn cung cấp axit béo omega 3 mà cơ thể không tự sản xuất ra được giúp điều chỉnh ổn định huyết áp. Ăn bơ sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh.
4.4. Đậu phộng
Bạn có biết đậu phộng là một nguồn thực phẩm dự trữ vitamin B3 rất tốt cho não bộ và trị được các triệu chứng của tâm thần phân liệt. Đậu phộng còn chứa hàm lượng chất đạm và chất béo lành mạnh, rất tốt cho sự phát triển của cơ thể.
4.5. Yến mạch
Yến mạch là nguồn chất xơ tuyệt vời cho cơ thể và giúp duy trì mức cholesterol ổn định nhờ có chứa các vitamin B1, B3, B6. B12. Yến mạch còn là một thực phẩm rất thanh đạm, phù hợp với những người ăn chay.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi bữa sáng nên ăn yến mạch để cung cấp năng lượng duy trì cho cả ngày và mang lại tâm trạng vui vẻ, tràn đầy năng lượng.
Xem thêm: Ăn yến mạch hằng ngày thay cơm có tốt không? cách ăn đúng
Qua bài viết trên, chúng mình đã chia sẻ với các bạn các thông tin, kiến thức về vitamin B3, các tác dụng của nó mang đến cho sức khỏe cũng như có trong những loại thực phẩm nào. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thần dược này và xây dựng cho gia đình mình thực đơn đầy đủ, cân bằng các chất dinh dưỡng.