Trong cuộc sống thường ngày, có những thời điểm bạn nhận ra những dấu hiệu bất thường của cơ thể như: giảm cân, da xanh xao nhợt nhạt, mệt mỏi nhiều, vết thương lâu lành, hay bị đau đầu…Đó có thể là một trong những cảnh báo rằng cơ thể bạn đang gặp tình trạng thiếu vitamin B2.
Vitamin B2 là một chất hữu cơ rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, giúp duy trì sức khỏe và đảm bảo chức năng của một số cơ quan được hoạt động bình thường.
Vậy bạn đã biết vitamin B2 có trong thực phẩm nào chưa? Nó có những tác dụng gì cho sức khỏe? Hãy cùng chúng mình giải đáp những câu hỏi đó qua bài viết này nhé.
1. Vitamin B2
Vitamin B2 còn được gọi với tên là Lactoflavin hay tên gọi quốc tế là Riboflavin. Đây là vitamin thuộc nhóm B và tan trong nước.
Trong tự nhiên, vitamin B2 có trong tất cả các tế bào sống. Đối với trong cơ thể người, nó chủ yếu được hấp thụ ở đoạn tá tràng.
Khi vào cơ thể, vitamin B2 biến đổi thành 2 loại coenzym là FAD và FMN rất cần thiết cho sự hô hấp của mô. Vitamin B2 rất quan trọng trong hệ thống vận chuyển điện tử của cơ thể và được dự trữ một lượng nhỏ ở các cơ quan như: tim, gan, thận…
Có thể bạn chưa biết, vitamin B2 là một trong những thành phần làm cho nước tiểu có màu vàng vì nó được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, còn lại một phần thải trừ qua phân.
Có thể bạn quan tâm:
- vitamin b5 có trong thực phẩm nào
- vitamin b1 có trong thực phẩm nào
- vitamin b9 có trong thực phẩm nào
- vitamin b3 có trong thực phẩm nào
- vitamin b6 có trong thực phẩm nào
- vitamin b12 có trong thực phẩm nào
2. Vitamin B2 có trong thực phẩm nào?
Cơ thể mỗi người không thể có khả năng tổng hợp được vitamin B2. Chính vì vậy, chế độ ăn hàng ngày của bạn cần phải bổ sung đầy đủ bằng các thực phẩm thiết yếu.
Bạn đang khó khăn trong việc tìm kiếm thực phẩm chứa vitamin B2 để thêm vào thực đơn cho gia đình mình? Đừng lo lắng, hãy để chúng mình giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.
2.1. Các loại thịt
Thịt là một trong những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và đặc biệt rất giàu vitamin B2. Thịt cung cấp khoảng 12% hàm lượng vitamin B2 cho cơ thể mỗi ngày. Bạn dễ dàng có thể chế biến các món thịt lợn, gà, bò… với các món ăn đa dạng, hấp dẫn cho gia đình mình.
2.2. Các loại hạt
Hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó…là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng. Hạt là nguồn cung cấp vitamin B2 tốt nhất được khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng.
Hạnh nhân cung cấp khoảng 60% , quả trăn hổ cung cấp khoảng 4% lượng vitamin B2 cần thiết mỗi ngày.
2.3. Rau
Rau không những là một thức ăn thanh đạm, giàu chất xơ, mà còn chứa nhiều vitamin, trong đó có vitamin B2. Ăn rau giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống táo bón, ngăn ngừa các chất oxy hóa, bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ngoài ra đây cũng là món ăn rất phù hợp với những người có chế độ ăn chay. Chỉ với 100 gram súp lơ xanh đã chứa 10% hàm lượng nhu cầu vitamin B2 mỗi ngày.
2.4. Sữa, pho mát
Sữa và pho mát rất giàu vitamin B2 và vitamin B phức hợp.
Nếu như bạn tách sữa nguyên chất sẽ được 26% vitamin B2 nhu cầu mỗi ngày
100 gram pho mát cung cấp cho cơ thể bạn 60% nhu cầu vitamin B2 được đề nghị hàng ngày.
2.5. Trứng
Bạn có biết trứng là một thực phẩm tuyệt vời cung cấp nguồn vitamin B2 dồi dào không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trong mỗi quả trứng gà có chứa tới 30% hàm lượng vitamin B2 cần thiết mỗi ngày.
3. Tác dụng của vitamin B2 đối với cơ thể
Vitamin B2 đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Nếu như thiếu nó, con người sẽ không thể khỏe mạnh được. Vậy vitamin B2 mang lại cho cơ thể những công dụng nào?
- Chức năng tạo hồng cầu trong máu, điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt và dùng cho trẻ sơ sinh bị tăng bilirubin máu.
- Giúp các chất đạm, đường cùng với chất béo được chuyển hóa tạo ra năng lượng để cung cấp cho các tế bào sống trong cơ thể
- Dùng trong các trường hợp khi cơ thể thiếu vitamin B2 mắc các tổn thương cho da và niêm mạc
- Vitamin B2 là một trong số các thành phần quan trọng của các men oxydase và tham gia vào các quá trình oxy hóa hoàn nguyên trong cơ thể.
- Làn da của bạn sẽ được cải thiện, ngăn ngừa lão hóa và đẹp hơn nhờ có vitamin B2
- Có vai trò quan trọng trong sự chống lại quá trình oxy hóa, giảm các gốc tự do có độc. Nhờ đó mà ngăn ngừa các bệnh ung thư
- Vitamin B2 có tác dụng điều trị triệu chứng nhức đầu và đau nửa đầu hiệu quả.
- Là một yếu tố quan trọng góp phần mang lại cho chức năng của hệ thần kinh hoàn hảo hơn.
- Có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa chứng bệnh đục thủy tinh thể của mắt trong đó những người già thường rất hay gặp bệnh này
4. Nhu cầu vitamin B2 và những trường hợp có nguy cơ thiếu vitamin B2?
4.1. Nhu cầu vitamin B2
Nhu cầu vitamin B2 phụ thuộc vào từng lứa tuổi, giới tính, thể trạng mỗi người. Dưới đây là lượng vitamin B2 được khuyến cáo theo lứa tuổi:
- Từ 0 đến 6 tháng: 0,3 mg/ ngày
- Từ 6 tháng đến 8 tuổi: 0,6 mg/ngày
- Từ 9 tuổi đến 13 tuổi: 0,9 mg/ngày
- Từ 14 tuổi trở nên: 1,3 mg/ ngày
Riêng đối với phụ nữ có thai và cho con bú cần bổ sung nhiều hơn: 1,4 mg/ngày
4.2. Những trường hợp có nguy cơ thiếu vitamin B2
Có một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung vitamin B2 cho cơ thể trên nhu cầu của người bình thường được khuyến cáo như sau:
- Những người nghiện rượu
Nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy nghiện rượu sẽ gây ra hậu quả làm cho cơ thể giảm hấp thu vitamin B2 chỉ còn một nửa. Chính vì thế, những người uống rượu cần bổ sung vitamin B2 gấp 5- 10 lần so với những người bình thường.
- Vận động viên, những người lao động vất vả
Những vận động viên tập luyện thể thao và những người lao động chân tay phải thường xuyên hoạt động dưới môi trường vất vả và căng thẳng cần bổ sung vitamin B2 gấp 15 lần người bình thường.
Nhất là đối với nữ giới trong trường hợp này.
- Những người đang điều trị bệnh hoặc đang dùng thuốc
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, điều trị sốt rét, thuốc chống trầm cảm… làm giảm khả năng hấp thu vitamin B2 vào trong cơ thể.
Chính vì vậy, những người bệnh đang dùng thuốc này cần phải tăng hàm lượng bổ sung vitamin B2 theo hướng dẫn của bác sĩ.
Như vậy, sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người. Việc bổ sung vitamin nói chung và vitamin B2 nói riêng cho cơ thể vô cùng quan trọng.
Hy vọng qua bài viết này, chúng mình đã giúp các bạn hiểu hơn về tác dụng của vitamin B2 cũng như lựa chọn được các thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng vitamin B2 để bổ sung vào thực đơn của gia đình mình!