Cách đây khoảng 10 năm trước, khi nhắc đến axit folic hay còn gọi là vitamin B9, người ta biết đến nó chỉ có tác dụng cho phụ nữ đang mang thai. Hiện nay, dưới sự phát triển của khoa học cùng với sự nghiên cứu tích cực của các bác sĩ, đã phát hiện ra rất nhiều tác dụng quan trọng của axit folic cho sức khỏe con người.
Vậy bạn đã biết axit folic mang lại cho cơ thể những công dụng gì chưa? Acid Folic có trong những thực phẩm tự nhiên nào? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu bí mật đằng sau thần dược này nhé!
1. Axit folic là gì?
Axit folic là vitamin dạng hòa tan trong nước thuộc nhóm B, đóng vai trò là coenzym của nhiều hoạt động chuyển hoá trong cơ thể và rất cần thiết trong quá sinh sản sinh ra tế bào mới.
Là một chất quan trọng góp phần tạo hồng cầu được bình thường, có liên quan mật thiết và quan trọng đến các hoạt động phân chia và nhân đôi tế bào trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp ADN, ARN.
Axit folic không bền với nhiệt độ, không khí, ánh sáng và môi trường có tính kiềm. Nó có mặt tự nhiên trong các thực phẩm hoặc có dạng tổng hợp với các thuốc bổ trợ.
2. Tác dụng của Axit Folic cho sức khỏe
Axit folic là một trong những vitamin có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống. Bạn đã biết những tác dụng nào của Axit folic? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu đầy đủ dưới đây nhé!
2.1. Tác dụng của Acid Folic
- Cần thiết để sản xuất các tế bào mới trong cơ thể gồm có hồng cầu và bạch cầu, chống bệnh thiếu máu.
- Quan trọng trong các quá trình phân chia trong giai đoạn phát triển của tế bào trẻ sơ sinh và phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Giúp trẻ sinh ra tránh được các dị tật như hở hàm ếch, gai đốt sống…
- Đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi ADN và tránh đột biến gen. Nhờ vậy mà ngăn ngừa các bệnh ung thư.
- Tăng số lượng và chất lượng của tinh trùng, rất cần thiết cho nam giới trong độ tuổi sinh đẻ
- Có tác dụng làm giảm homocysteine- một chất làm cho xơ vữa phát triển trong thành mạch,qua đó giúp trái tim khỏe mạnh. Rất cần thiết cho những người bệnh đau tức ngực và nhồi máu cơ tim.
- Giảm tác dụng phụ có hại cho những người thường xuyên phải sử dụng thuốc.
- Góp phần tăng cường trí nhớ, duy trì nhận thức và giảm tỷ lệ mắc bệnh alzheimer.
2.2. Nhu cầu axit folic hàng ngày đối với mỗi cơ thể người
Với từng lứa tuổi, thể trạng cơ thể thì nhu cầu axit folic khác nhau. Nếu cơ thể được bổ sung quá mức hoặc thiếu vitamin này cũng dễ gây ra các bệnh nguy hiểm.
Nhu cầu axit folic mỗi ngày với từng lứa tuổi như sau:
- Trẻ nhỏ ở lứa tuổi từ 1 đến 3 tuổi: 100mcg
- Trẻ lớn từ 4 đến 12 tuổi: 200mcg
- Trẻ từ 13 tuổi trở lên đến người lớn: 300mcg
- Đặc biệt phụ nữ mang thai và cho con bú: 500mcg (tuyệt đối không được vượt quá mức độ 800mcg)
- Trẻ còn bú: 50mcg
Theo một kết quả nghiên cứu khoa học của các chuyên gia dinh dưỡng ở Hà Lan và Thụy Sĩ cho rằng người già nên bổ sung 800mcg axit folic mỗi ngày sẽ giúp tăng khả năng nhận thức, duy trì trí nhớ và tăng cường thính lực.
Có thể bạn quan tâm:
- thực phẩm giàu vitamin b12
- vitamin b3 có tác dụng gì
- cách nhận biết vitamin a có trong thực phẩm
- vitamin k có trong thực phẩm nào
- 20 loại axit amin và vai trò dinh dưỡng cho cơ thể
3. Axit folic có trong những loại thực phẩm nào?
Nguồn cung cấp axit folic trong tự nhiên rất phong phú. Nhưng có lẽ không phải ai cũng biết rõ để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của gia đình mình được đầy đủ và đa dạng hơn. Dưới đây, chúng mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thực phẩm có chứa axit folic:
3.1. Rau súp lơ
Súp lơ không chỉ là một món ăn thanh đạm mà còn chứa rất nhiều chất bổ dưỡng có tác dụng chống lại quá trình lão hóa, tiêu hóa tốt và ngăn ngừa các bệnh ung thư. Trong súp lơ có chứa thành phần axit folic rất lớn. Chỉ với một chén nhỏ súp lơ bạn đã có thể được cung cấp 50mcg axit folic.
3.2. Đậu lăng
Đây chính là thực phẩm rất giàu protein và chất xơ. Trung bình nửa chén đậu lăng có chứa tới 18mcg axit folic cho cơ thể. Ngoài ra, đậu lăng có thể dùng để chế biến rất nhiều món đơn giản và hấp dẫn như món súp, hầm…
3.3. Ngũ cốc
Ngũ cốc là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và giàu axit folic. Chỉ cần với một ly ngũ cốc đã cung cấp cho bạn hàm lượng axit folic lên tới 400mcg.
Bạn nên uống vào bữa sáng để có tác dụng hiệu quả nhất cho sức khỏe, không những bổ sung năng lượng cho một ngày dài làm việc mà còn không sợ bị tăng cân.
3.4. Khoai tây
Ngoài cung cấp axit folic cho cơ thể, khoai tây còn cung cấp một hàm lượng kẽm cần thiết hỗ trợ cho sự phát triển hệ thần kinh não của thai nhi trong bụng mẹ. Khoai tây có thể dễ dàng được chế biến với các món ăn hấp dẫn và thơm ngon mà bạn khó cưỡng lại được.
3.5. Trứng
Bởi vì trứng là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nên bạn đừng bao giờ bỏ quên trứng trong khẩu phần ăn của mình nhé. Trong một quả trứng gà có chứa 25 mcg axit folic.
3.6. Quả cam
Cam vừa giúp giải khát, thanh nhiệt cơ thể mà còn bổ sung vitamin C, chất sắt và đáp ứng khoảng 20% nhu cầu axit folic mỗi ngày cho cơ thể bạn. Cam mang lại cho bạn sức khỏe tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh và ngăn ngừa mắc các bệnh ung thư.
3.7. Hạt hướng dương
Nhâm nhi hạt hướng dương trong thời gian bạn rảnh rỗi, xem ti vi hay làm việc không chỉ giúp bạn đỡ buồn miệng mà còn cung cấp hàm lượng giàu axit folic, magie.
3.8. Quả bơ
Một quả bơ có chứa tới 90mcg hàm lượng axit folic. Hơn nữa, trong quả bơ rất giàu chất béo lành mạnh là axit omega 3 mà cơ thể chúng mình không thể tự sản xuất được, rất tốt cho tim của mẹ bầu và bé.
3.9. Rau cải xanh
Một trong những thực phẩm mà các mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn của mình chính là rau cải xanh. Món ăn này không những bổ sung lượng axit folic cần thiết cho cơ thể mỗi ngày mà còn ngăn ngừa được táo bón- triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mang thai.
Qua bài viết trên, chúng mình đã chia sẻ với các bạn một số thông tin, kiến thức về axit folic đối với sức khỏe mỗi người. Axit folic là chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự sống và phát triển. Vì vậy, bổ sung vitamin này là một điều quan trọng.
Hy vọng bạn đã có thể lựa chọn cho thực đơn của gia đình mình những thực phẩm có chứa axit folic đầy đủ và cân bằng.