Axit amin là thành phần chính tham gia vào cấu tạo của Protein trong cơ thể của chúng ta, nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển và chuyển hóa của cơ thể. Trong vô số những loại axit amin được tìm thấy thì có 20 loại được coi là quan trọng nhất.

Vậy bạn đã hiểu về 20 loại axit amin và vai trò dinh dưỡng trong cơ thể của nó chưa? Nếu chưa thì hãy cùng radiosuckhoe.com đi tìm hiểu về nó trong bài viết ngày hôm nay nhé!

1. Axit amin là gì?

Axit amin cấu tạo nên protein, các protein khác nhau được hình thành dựa vào sự sắp xếp và thành phần axit amin trong chuỗi Polypeptid tạo thành. Bạn có thể hình dùng một cách đơn giản, Protein như một chuỗi hạt dài với rất nhiều những hình dáng khác, mỗi nhỏ của chuỗi vòng đó chính là axit amin.

Axit amin cấu tạo nên protein
Axit amin cấu tạo nên protein

Trong tự nhiên có chứa đến khoảng 150 loại axit amin khác nhau, nhưng trong số đó thì chỉ có 20 loại axit amin là đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho sức khỏe của con người. 20 loại  được chia cụ thể là 2 nhóm như sau:

2. 20 loại axit amin quan trọng là gì?

2.1. Axit amin không thiết yếu

Nói là không thiết yếu, bởi lẽ những loại  thuộc nhóm này có khả năng tự tổng hợp được trong cơ thể. Từ những nguyên liệu có sẵn như các axit béo, amiac amin,.. Nhóm  không thiết yếu này gồm 12 loại.

Các axit amin không thiết yếu gồm có: Alanine, Asparagine, Aspartate, Cysteine, Glutamate, Glutamine, Glycine, Proline, Serine, Tyrosine, Arginine, Histidine.

2.2. Axit amin thiết yếu

Đây là những  cực kỳ quan trọng và chỉ có thể tổng hợp được bằng những thực phẩm qua đường ăn uống chứ cơ thể không thể tự tổng hợp. Nhóm thiết yếu này gồm có 8 loại axit amin còn lại.

Các axit amin thiết yếu là: Leucine, Isoleucine, Valine, Lysine, Phenylalanine, Threonine, Tryptophan, Methionine.

Có thể bạn quan tâm:

3. Vai trò dinh dưỡng của 20 loại axit amin trong cơ thể

Các axit amin được coi là những nguyên liệu cơ bản để xây dựng cơ thể con người đặc biệt là với trẻ nhỏ. Đánh giá tổng quát axit amin có những vai trò chính sau:

  • Tham gia cấu thành các hợp chất miễn dịch: Bởi lẽ Protein là thành phần chính có trong các tế bào bạch cầu, đảm nhiệm chức năng chống lại các vi khuẩn. Chính vì vậy mà axit amin cần thiết để giúp cơ thể hình thành kháng thể để bảo vệ cơ thể, đồng thời làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng cũng như các loại bệnh.
  • Giúp duy trì hoạt động não bộ: Axit amin chính là những nguồn nguyên liệu chính để tổng hợp nên ADN, ARN và Protein. Trong đó nó lại là những thành phần có vai trò quan trọng trong việc thiện hiện chức năng lưu trữ, tư duy và tái hiện thông tin, trí của não bộ.
  • Dưỡng chất của cơ bắp: Nói đến Protein là ai cũng sẽ nghĩ đến hệ cơ, xương bởi nó có quan hệ mật thiết với nhau. Protein sinh ra các enzyme chuyển hóa giúp thức ăn nạp vào chuyển thành dạng năng lượng. Nếu để tình trạng thiếu hụt axit amin xảy ra sẽ dẫn đến việc cơ thể bị mệt mỏi, yếu ớt, ốm yếu.

4. Vai trò dinh dưỡng của 8 loại axit amin thiết yếu

Các axit amin không thiết yếu có thể được tổng hợp từ trong cơ thể, chính vì vậy vai trò dinh dưỡng của nó không cần chú trọng quá nhiều. Ngược lại những axit amin thiết yếu lại không thể tự tổng hợp mà chỉ có thể được hấp thu nhờ vào các thực phẩm bên ngoài.

Vai trò dinh dưỡng của 8 loại axit amin
Vai trò dinh dưỡng của 8 loại axit amin

Để giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ các axit amin thiết yếu thì việc sử dụng thực phẩm dinh dưỡng sao cho hợp lý là điều rất cần được quan tâm. Vậy vai trò dinh dưỡng của từng loại axit amin cần thiết là gì? Chúng ta cùng khám phá ngay sau đây nào.

4.1. Isoleucine

Isoleucine có vai trò vô cùng quan trọng, được coi như là yếu tố sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe, đặc biệt là thời gian sau khi tập thể dục, vận động mạnh.

Khi tập thể dục, cơ thể mất đi một nguồn năng lượng lớn và cần được phục hồi nhanh chóng để không bị kiệt sức. Isoleucine chính là yếu tố giúp cho quá trình hồi sức đo được diễn ra nhanh chóng, đảm bảo cung cấp năng lượng cần thiết để cơ thể khỏe lại.

Không chỉ vậy, Isoleucine còn có vai trò trong việc điều tiết lượng đường có trong máu, tham gia và hỗ trợ vào quá trình đông máu và hình thành hemoglobin.

Axit amin Isoleucine được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như: Thịt gà, hạt điều, hạnh nhân, gan, trứng, thịt bò, đậu lăng.

4.2. Leucine

Leucine là Leucine duy nhất có khả năng điều hòa và tăng sự tổng hợp các protein của cơ và làm giảm sự thoái hóa quá tình đó. Leucine rất được chú trọng trong thành phần dinh dưỡng của các vận động viên, để việc rèn luyện cơ bắp được tốt nhất.

Leucine tham gia cấu tạo nên hormone, nó được cần cung cấp nhiều ở gan, các mô cơ, mô mỡ để có thể tổng hợp nên các sterol

Leucine có nhiều trong các thực phẩm: Hạnh nhân, đậu tương, cá, tôm, lạc, lòng đỏ trứng gà.

4.3. Lysine

Lysine có vai trò rất quan trọng đối với tất cả các protein trong cơ thể, nó tham gia vào việc hấp thu canxi, phục hồi các chấn thương, tạo ra cơ bắp. Lysine còn tham gia vào việc tổng hợp các hormon, kháng thể và enzyme nữa.

Thực phẩm có chứa nhiều Lysine là: Khoai tây, phô mai, trứng, sữa, thịt đỏ, các sản phẩm lên men.

4.4. Methionine

Trong cấu trúc của Methionine có chứa lưu huỳnh nên nó có khả năng trung hòa các độc tố ở gan, chống lại sự oxy hóa tự nhiên, ngăn chặn sự tích mỡ ở trong gan. Methionine giúp tạo ra Creatine để cung cấp năng lượng cho cơ bắp, làm tăng hiệu suất hoạt động trong thời gian ngắn, khi tập những bài tập có cường độ cao.

Methionine còn đóng vai trò trong việc hình thành lên collagen để tái tạo da, giảm các mức độ bị dị ứng viêm của cơ thể.

Thực phẩm giàu Methionine là: Thịt, trứng, cá, đậu đỗ, hành, đậu lăng, các loại hạt, sữa chua.

4.5. Phenylalanine

Đây là axit amin có tác dụng làm giảm đau, giúp tránh bệnh trầm cảm. Methionine được tìm thấy nhiều trong những thực phẩm như hạnh nhân, bơ, sữa, lạc, các hạt vừng.

Phenylalanine
Phenylalanine

4.6. Threonine

Threonine có vai trò trong việc giúp men răng và hệ xương chắc khỏe, giúp tăng quá trình chữa lành và phục hồi chấn thương nhanh hơn. Threonine còn giúp cho quá trình cân bằng Protein được diễn ra phù hợp nhất với cơ thể.

Threonine cũng tham gia vào việc sản xuất các kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch, giúp điều trị một số loại bệnh như trầm cảm.

Threonine được tìm thấy nhiều trong, thịt, cá và trứng.

4.7. Trytophan

Trytophan có hai chức năng quan trọng nhất chính là nó cung cấp cho cơ thể một chất dẫn truyền thần kinh là tiền chất của Serotonin. Chất dẫn truyền này giúp cơ thể điều hòa tâm trạng, giấc ngủ, làm giảm cảm giác

thèm ăn, hỗ trợ quá trình giảm cân thuận lợi.

Chức năng thứ hai mà Trytophan có chính là nó sẽ được gian chuyển thành thành Vitamin B3, một vitamin vô cùng cần thiết cho cơ thể.

Tryptophan có nhiều trong những thực phẩm sau: chuối, đậu phộng, gạo, hạt sen, thịt gà tây, bí đỏ.

4.8. Valine

Valine giúp loại bỏ lượng nitơ dư thừa gây hại cho gan và vận chuyển nó đến các mô đang cần nó trong cơ thể. Valine còn có khả năng ngăn chặn sự phân hủy của cơ bắp, giúp sản xuất năng lượng nhờ cung cấp thêm đường cho cơ khi cơ thể đang hoạt động thể lực.

Một vai trò khác mà ít người biết đến của  Valine chính là khả năng giúp điều trị những bệnh về gan và túi mật. Giúp hạn chế những tổn thương của các chất kích thích như rượu, ma túy.

Các thực phẩm có chứa nhiều Valine: Sữa, ngũ cốc, thịt, nấm, lạc, đậu tương.

Như vậy, các axit amin có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của con người, đặc biệt trong đó có 20 loại axit amin là cần thiết nhất. Hy vọng sau những chia sẻ trên của radiosuckhoe.com, bạn đọc đã hiểu rõ về 20 loại axit amin này và những vai trò dinh dưỡng cho cơ thể của nó.