Omega 3 6 9 là các axit béo rất có lợi cho sức khỏe và cơ thể con người. Tuy nhiên, mỗi loại omega đều có những đặc điểm riêng và nhiệm vụ khác biệt. Hiểu đúng về các loại axit béo này giúp các bạn có kế hoạch bổ sung phù hợp để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trọn vẹn nhất. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về các axit béo này, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp môt số thông tin cụ thể về omega 3, omega 6, omega 9 trong bài viết dưới đây. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

1. Hiểu đúng về Omega 3 6 9

1.1. Omega 3:

Đây là dạng axit béo không bão hòa, cơ thể không thể tự sản xuất ra được. Omega 3 có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, tốt cho tim mạch và phòng ngừa bệnh đột quỵ, giảm viêm, giảm trầm cảm và cần thiết cho sự phát triển của não bộ.

Trong Omega 3 còn chứa DHA. Đây là nguyên liệu quan trọng tham gia cấu tạo và hình thành nên 93% tế bào võng mạc. Do đó, việc bổ sung đầy đủ hàm lượng omega 3 sẽ giúp mắt sáng, giảm mỏi mắt, nhất là những người thường xuyên làm việc với máy tính, xem ti vi, đọc báo. DHA còn có mối quan hệ mật thiết với trí thông minh của não bộ. Do đó để bản thân và những người thân trong gia đình mình học tập và lao động hiệu quả hơn thì bổ sung đủ hàm lượng Omega 3 mỗi ngày là việc cần phải được chú ý thực hiện một cách nghiêm túc.

omega 3 có tác dụng gì

1.2. Omega 6:

Omega 6 cũng là axit béo không bão hòa có vai trò giúp giảm đau dây thần kinh, chống viêm, điều trị viêm khớp, giảm thiểu các triệu chứng của ADHD, hỗ trợ khắc phục triệu chứng huyết áp cao, giảm thiểu nguy cơ đau tim và giúp hệ xương khớp chắc khỏe. Thiếu Omega 6 là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây ra hàng loạt vấn đề xương khớp như đau nhức, viêm đau xương khớp, ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của xương. Bổ sung đủ hàm lượng Omega 6 là điều quan trọng nếu các bạn muốn có được một hệ xương khớp khỏe mạnh, đi lại thoải mái, đặc biệt là với những người hoạt động thể chất cường độ cao, vận động viên thể thao.

omega 6 có tác dụng gì

1.3. Omega 9:

Là axit béo không bão hòa đơn, có mặt ở hầu hết các tế bào tron cơ thể. Do đó, chúng ta không cần phải bổ sung Omega 9 thông qua các loại thực phẩm. Tuy nhiên, việc tiêu thụ các thực phẩm giàu omega 9 cũng mang đến khá nhiều lợi ích cho sức khỏe đấy nhé. Vì nhận thấy Omega 9 không thực sự quan trọng nên nhiều người xem nhẹ việc bổ sung loại axit béo này. Tuy nhiên, việc chú ý cung cấp đầy đủ Omega 9 thay vì các axit béo khác có tác động rất tích cực đến sức khỏe và giúp chúng ta khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

omega 9 có tác dụng gì

Có thể bạn quan tâm:

2. Omega 3 6 9 có nhiều trong các thực phẩm nào?

2.1. Omega 6 có trong thực phẩm nào?

Cá thu: Chứa 4107 mg trong một lát hoặc 5134 mg chứa đến 100 gram (3.5 oz). Trong cá thu còn chứa vitamin B và selan, vị ngon và giá thành tương đối cao. Do đó, nếu có điều kiện thì đừng quên bổ sung cá thu vào thực đơn dinh dưỡng hằng tuần của mình để vừa có cơ hội thưởng thức một món ăn ngon, bổ dưỡng vừa cung cấp đủ Omega 3 để khỏe mạnh và thông minh hơn nhé.

Cá hồi: Chứa 4023 mg trong nửa miếng phi lê cá hồi hoặc 2260 mg chứ 100 gram (3.5 oz). Nhiều bác sĩ dinh dưỡng khẳng định, cá hồi là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất trên hành tinh, là nguồn cung cấp Protein và nhiều chất dinh dưỡng khác như magie, kali, selen, vitamin, Canxi… Tuy nhiên, ăn quá nhiều cá hồi cũng sẽ khiến sức khỏe gặp vấn đề đấy nhé. Do đó, các bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 bữa cá hồi/ tuần với khối lượng vừa phải để cung cấp Omega 3 cho cơ thể, không nên quá lạm dụng nhé.

Hàu: Chứa 565 mg trong 6 con hàu hoặc 672 mg/100 gram (3.5 oz). Hàu là thực phẩm có hàm lượng kẽm khá cao, cùng nhiều loại Vitamin khác. Đây được coi là cao lương mĩ vị ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu có cơ hội thì đừng bỏ qua món hàu thơm ngon hấp dẫn này để cung cấp Omega 3 cho cơ thể nhé.

omega 3 6 9 có nhiều trong các thực phẩm nào

2.2. Omega 6 có trong thực phẩm nào?

Để cung cấp đủ hàm lượng Omega 6 cho cơ thể, các bạn có thể dành sự quan tâm cho các loại thực phẩm dưới đây:

Dầu thực vật: Trong các loại dầu đậu nành, dầu hạt lanh, dầu bắp, dầu mè, dầu hướng dương chứa hàm lượng omega 6 tương đối cao, là nguồn bổ sung dưỡng chất này thiết yếu cho cơ thể. Thông thường trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của chúng ta không thiếu dầu thực vật nên các bạn có thể yên tâm nhé.

Trứng gà, trứng cá: Trong phần trứng của các loại động vật cũng chứa lượng axit béo omega 3 lớn. Nếu muốn bổ sung chất này thì đừng bỏ qua thực phẩm này nhé.

Sữa bột: Các loại sữa bột được nghiên cứu để bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể. Và đây cũng là nguồn cung cấp Omega 6 vô cùng hiệu quả mà các bạn không nên bỏ qua nhé. Trên thị trường có rất nhiều loại sữa, mỗi loại sữa có thành phần và hàm lượng các chất khác nhau. Do đó, để lựa chọn được loại sữa bột phù hợp bổ sung đủ hàm lượng Omega 6 cho cơ thể, các bạn đừng quên đọc kỹ thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng nhé.

2.3. Omega 9 có trong thực phẩm nào?

Dù cơ thể đã có thể tự sản xuất được Omega 9, tuy nhiên việc bổ sung thêm omega 9 từ bên ngoài cũng rất tốt cho sức khỏe đấy nhé.

Các thực phẩm có hàm lượng omega 9 cao phải kể đến như: hạt hướng dương, hạt điều, hạt macadamia, dầu ô liu, dầy bơ, bơ hạnh nhân…

Omega 3 – 6 – 9 đều đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Do đó, trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày, các bạn cần ý thức được việc cân bằng các loại thực phẩm, dành sự quan tâm đúng mức đến việc lựa chọn các thực phẩm cung cấp Omega 3-6-9 cho cơ thể nhé. Chỉ có như vậy chúng ta mới có đủ sức khỏe, sự dẻo dai để lao động và học tập hiệu quả mỗi ngày.