Bạn đã biết Methionine là gì chưa? Những tác dụng của Methionine là gì? Methionine có trong những thực phẩm nào? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi nó có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.

Cuộc sống càng hiện đại thì sức khỏe của chúng ta lại càng phải được chú trọng hơn. Để có được một sức khỏe tốt, ổn định thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều rất cần thiết. Methionine là một trong những chất không thể thiếu cho hoạt động sống và giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh nhất.

Radiosuckhoe.com hôm nay sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về Methionine là gì? Có tác dụng gì? Có trong thực phẩm nào?

Methionine là gì
Methionine là gì?

1. Methionine là gì?

Methionine được viết tắt là M hoặc Met, đây là một alpha axit amin thiết yếu được mã hóa với codon AUG không phân cực. Trong Methionine có chứa lưu huỳnh, là axit amin sinh Protein, đồng thời nó cũng là chất trung gian sinh tổng hợp của carnitine, cysteine, taurine, lecithin, phospholipid và phosphatidylcholine. Nếu trong quá trình chuyển hóa Methionine xảy ra sai sót thì có thể dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch.

công thức methionine
Methionine có chứa Lưu huỳnh

Methionine là một axit amin thiết yếu nên nó không thể tự tổng hợp được trong cơ thể mà cần phải bổ sung thông qua các thực phẩm qua đường ăn uống. Những thực phẩm giàu axit amin như các loại hạt, hạt dẻ, hạt vừng, các loại cá, các loại thịt,..

Rất ít người bị thiếu Methionine, tuy nhiên nếu để xảy ra tình trạng thiếu Methionine trong cơ thể thì sẽ rất dễ gây ra những bệnh nguy hiểm. Không chỉ vậy, việc thừa Methionine cũng không hề nhỏ, nó sẽ làm bạn có nguy cơ bị giảm tỉ lệ tăng trưởng, gan bị tổn thương, làm mất cơ, phù nề, gây hôn mê và làm tổn thương đến da.

Chính vì những lẽ đó mà bạn cần bổ sung Methionine một cách hợp lý, không thể thiếu hay thừa Methionine xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

2. Methionine có tác dụng gì?

Methionine trong dược lý là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc có tên biệt được là Methionin Domesco. Chỉ có trong những trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng loại thuốc này để điều trị những vấn đề về ngộ độc paracetamol hay đề phòng những tổn thương cho gan.

Methionine có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể người và được bổ sung thông qua những đường ăn uống từ bên ngoài. Tác dụng của nó đến với cơ thể của con người chúng ta như sau:

2.1. Tác dụng chống oxy hóa

Methionine có chứa lưu huỳnh là thành phần có khả năng trung hòa được các gốc tự do sinh ra từ trong những quá trình trao đổi chất của cơ thể. Chính nhờ vào điều đó mà Methionine giúp chống oxy hóa mạnh mẽ. Nếu như để các gốc tự do này trong cơ thể, không được vô hiệu hóa thì sẽ dẫn đến việc làm hỏng các mô, cơ quan như da, móng tay, gan, tim, phổi.

methionine có tác dụng gì
Methionine có tác dụng chống oxy hóa

2.2. Tác dụng chuyển hóa Lipid

Methionine làm tăng sự nhạy cảm của Lipid với Peroxidation, từ đó mà nó đóng vai trò quan trọng, giúp phòng ngừa sự hình thành mảng bám và các bệnh về tim. Một yếu tố nữa là Methionine có chính là tác động lên mức độ Cholesterol trong huyết thanh.

2.3. Giúp hệ miễn dịch hoạt động chính xác

Methionine có vai trò cực kỳ quan trọng giúp cho hệ miễn dịch được hoạt động chính xác. Khi Methionine bị tăng cao thì sẽ dẫn đến mức độ axit amin khác như homocysteine, glutathione và taurine cũng tăng theo.

Tuy nhiên, khi tăng Methionine như vậy sẽ dẫn đến 2 tình trạng đối nghịch nhau, nếu taurine và glutathione sẽ làm chức năng hệ miễn dịch được cải thiện thì homocysteine lại có tác dụng ngược lại. Chính vì vậy mà khí sử dụng Methionine liều lượng cao bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.

tác dụng của methionine
Methionine giúp hệ miễn dịch hoạt động chính xác

2.4. Giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Methionine có thể giúp điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu bằng việc ngăn ngừa những vi khuẩn dính vào thành bàng quang. Theo các chuyên gia cho biết thì chỉ với 500mg Methionine được bổ sung trong 3 ngày một tuần là bạn đã giúp điều trị đựợc nhiễm trùng bàng quang.

Tuy nhiên bạn không nên sử dụng Methionine để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và khi điều trị cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.

2.5. Tác dụng giải độc

Như đã nói từ đầu, Methionine được sử dụng là một loại thuốc thuộc nhóm cấp cứu và giải độc. Bởi ban đầu Methionine được biết đến là tiền thân của amino axit Cysteine và biến đổi thành Glutathione, là thành phần giúp cơ thể cai nghiện. Methionine có khả năng ngăn ngừa những độc tính gây ra từ các loại thuốc giảm đau như acetaminophen.

3. Methionine có trong những thực phẩm nào

Methionine có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể, là một axit amin thiết yếu chỉ được tổng hợp từ bên ngoài qua đường ăn uống. Để cơ thể không bị thiếu Methionine thì bạn cần bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, có chứa nhiều Methionine bên trong. Dưới đây sẽ là những thực phẩm có chứa nhiều Methionine mà bạn nên sử dụng hàng ngày.

3.1. Trứng

Trong các thực phẩm thì trứng thuộc nhóm có nhiều Methionine nhất khi có đến 3,2/100g. Bạn có thể ăn rất nhiều kiểu chế biến khác nhau đều giữ được lượng Methionine có trong nó. Không chỉ có hàm lượng Methionine, trong trứng còn vô vàn những dưỡng chất quý, nó được coi như thực phẩm vàng khi có nhiều dinh dưỡng. Mỗi tuần bạn nên sử dụng từ 2 đến 3 quả trứng để bổ sung cho cơ thể lượng chất cần thiết.

Methionine có trong những thực phẩm nào
Trứng có chứa nhiều Methionine

3.2. Các loại thịt

Trong các loại thịt đặc biệt là thịt gà, thịt gà tây, thịt bò sẽ có chứa nhiều Methionine. Bạn có thể rán, nướng hoặc sấy khô để sử dụng sẽ giúp có được món ăn vừa hấp dẫn, vừa giàu dinh dưỡng cho cơ thể. Trong thịt gà, phần có chứa nhiều Methionine chính là phần ức của nó, loại thịt này lại rất tốt cho cơ, giúp tăng cơ, giảm mỡ, thích hợp cho ai vừa muốn ăn ngon vừa muốn giảm cân.

3.3. Các loại cá

Cá không chỉ có chứa nhiều dưỡng chất, các chất dinh dưỡng như Omega 3, canxi, sắt, magie,.. mà nó cũng chứa nhiều Methionine nữa. Các loại cá như cá hồi, cá trích,.. bạn nên sử dụng thường xuyên nhất là cho trẻ em để giúp cho trẻ được phát triển toàn diện.

3.4. Ngũ cốc

Mầm lúa mì, yến mạch, gạo,.. chính là những loại ngũ cốc phổ biến và được sử dụng thường xuyên nhất. Đây cũng chính là những thực phẩm giúp cơ thể không bị thiếu Methionine. Trong 100g mầm lúa mạch có chứa 0,4g Methionine, 100g yến mạch chứa 0,3g Methionine và trong 100g gạo đã nấu chín thành cơm  thì có chứa 0,05g Methionine.

thực phẩm chứa Methieonine
Methieonine có trong ngũ cốc

Như đã thấy, Methionine có chứa nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, ngũ cốc chứ không có nhiều trong các loại rau củ, trái cây. Vậy nên bạn cần có một giới hạn nhất định trong việc cung cấp Methionine cho cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu thì việc giới hạn lượng Methionine trong ăn uống sẽ giúp tăng tuổi thọ, hạn chế sinh ra các bệnh tật khi về già.

Như vậy, Methionine là một axit amin thiết yếu có vai trò quan trọng đối với cơ thể nhưng cần bổ sung một cách hợp lý. Không nên sử dụng Methionine quá mức cũng không được để có thể bị thiếu Methionine. Hy vọng sau những chia sẻ trên của Radiosuckhoe.com bạn đã hiểu rõ về Methionine là gì? Có tác dụng gì? Có trong thực phẩm nào?