Nếu không phải là người có chuyên môn về y học và dinh dưỡng thì hầu như chúng ta đều khá lạ tai với cái tên Purin. Tuy nhiên, thực tế thì Purin có mặt trong hầu hết các thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày. Nhưng đừng hiểu lầm rằng Purin là chất có ích cho cơ thể và cần được bổ sung đầy đủ. Thực chất Purin có thể gây hại cho cơ thể. Nếu không có phương án kiểm soát lượng Purin mà cơ thể nạp vào thì nguy cơ cao là chúng ta có thể mắc phải bệnh gout cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Cùng tìm hiểu Purin là gì? bảng thực phẩm chứa Purin bạn cần biết từ đó có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

1. Purin là gì?

Purin là hợp chất hóa học có các nguyên tố các bon và ni tơ, được tìm thấy trong RNA và DNA của tế bào. Purin có nhiều trong thịt đỏ, hải sản, đồ uống có cồn.

Trong cơ thể người, Purin được chia thành 2 loại:

Purin là gì
  • Purin nội sinh: Sản xuất trong quá trình chuyển biến của chất acid nucleotid
  • Purin ngoại sinh: Xâm nhập vào trong cơ thể qua thực phẩm hay đồ uống.

2. Tại sao Purin là nguyên nhân gây nên bệnh gout?

Gout là bệnh lý nguy hiểm, gây ra vô số hệ lụy nghiêm trọng trong cuộc sống.Người bị bệnh gout vừa phải chịu đựng những cơn đau nhức khủng khiếp, vừa gặp khó khăn trong việc đi lại, lại kiêng khem nhiều thứ trong chế độ ăn uống hằng ngày. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh gout chính là do Purin.

Purin ngoại sinh từ thực phẩm, đồ uống vào cơ thể người sẽ chuyển hóa tại gan, tạo thành các sản phẩm là acid uric. Acid uric này sẽ tiết ra máu, được thận lọc và đào thải qua đường nước tiểu.

Khi cơ thể có quá nhiều acid uric, không thể đào thải hết được sẽ tích tụ trong máu, lâu dần sẽ lắng đọng, tạo thành các tinh thể muối urat, gây sỏi thận hoặc bám vào khớp, gây viêm khớp và bệnh gout. Do đó, để không phải sống chung với căn bệnh nhiều phiền toái và đau đơn như Gout, chú ý đến chế độ dinh dưỡng và kiểm soát hàm lượng Purin nạp vào cơ thể mỗi ngày là việc chúng ta cần thực hiện 1 cách nghiêm túc.

purin có trong thực phẩm nào

Có thể bạn quan tâm:

3. Lưu ý về Purin và bảng thực phẩm chứa Purin cao?

Purin tồn tại trong cơ thể và trong hầu hết các thực phẩm chúng ta ăn uống hằng ngày. Do đó, loại bỏ Purin hoàn toàn là điều không thể. Bên cạnh đó, sự có mặt của Purin trong cơ thể cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống. Điều chúng ta cần làm là tìm hiểu về hàm lượng Purin trong các loại thực phẩm, từ đó tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe để có sự cân nhắc phù hợp, lựa chọn thực phẩm và xây dựng chế độ dinh dưỡng đúng nhất.

Nhóm thực phẩm Chi tiết
Nhóm Purin cao (150 – 1000mg purin/100g thực phẩm– Gà lôi, chim cút, thịt thú rừng, nội tạng động vật. Sản phẩm thịt lên men.
– Trứng Cá: Trứng cá muối, trứng cá tuyết
– Hải sản: Tôm hùm, tôm càng, cá thu, cá trích, sò điệp, cá hồi, cá cơ, cá mòi…
Nhóm trung bình: Hàm lượng Purin từ 50 – 150mg/ 100g– Các loại thịt gia cầm: Thịt vịt, thịt gà, gà tây, ngỗng…
– Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, chế phẩm từ thịt như – xúc xích, thịt xông khói…
– Cá, hàu, vẹm, cua…
– Ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, gạo lức Các loại đậu: Đậu xanh, đậu phộng, đậu tương, đậu Hà Lan, đậu phụ, bột đậu nành, hạt điều…
– Các loại rau xanh: măng tây, bơ, nấm, bông cải, cải xoăn, rau bina…
Nhóm thưc phẩm chứa ít Purin (hàm lượng từ 0 – 50mg/100g) Trái cây, rau xanh: Các loại rau còn lại trừ nhóm trên; Sữa; và cá sản phẩm từ sữa Bơ Mỡ lợn, Trà, café, nước giải pháp chứa cafeinthe…

Purin là nguyên nhân dẫn đến bệnh gout, căn bệnh dai dẳng, khó chữa và gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống. Do đó, nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh này hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh guout, các bạn cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế tối đa việc ăn các thực phẩm thuộc nhóm có Purin cao để hạn chế tối đa tình trạng bệnh, bảo vệ sức khỏe.

Trong chế độ ăn uống hằng ngày, chúng ta cần ý thức được rằng đâu là những thực phẩm chứa nhiều Purin, đâu là thực phẩm chứa ít Purin, từ đó lựa chọn được các loại thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Dù là người khỏe mạnh hay mang trong mình bệnh tật thì để duy trì sức khỏe tốt nhất và kiểm soát được bệnh tật thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là chú ý đến chế độ dinh dưỡng, biết cơ thể mình ăn được cái gì và không ăn được cái gì. Không nên vì sở thích ăn uống của bản thân mà để cơ thể của mình phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, Purin thực sự không tốt và nên chú ý kiểm soát gắt gao hàm lượng Purin nạp vào cơ thể mỗi ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.