Nhiều người vẫn khá có ác cảm với chất béo, cho rằng nó chính là nguyên nhân gây nên béo phì, phá dáng. Tuy nhiên, bất cứ dưỡng chất này cũng có vai trò nhất định trong cơ thể, nếu thiếu thì sức khỏe của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Do đó, hiểu đúng chất béo là gì? Phân biệt tốt và xấu? có trong thực phẩm nào? Sẽ giúp chúng ta có kế hoạch chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Để tìm hiểu kĩ hơn về chất béo và tầm quan trọng của chất này đối với sức khỏe con người, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi các thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

1. Chất béo là gì?

Chất béo là một dạng hợp chất hòa tan trong các dung môi hữu cơ, không hòa tan trong nước, gồm triglycerides, este của glycerol và một vài loại axit béo. Hợp chất này có thể tồn tại ở cả dạng rắn, dạng lỏng trong nhiệt độ phòng, phụ thuộc vào cấu trúc và thành phần của nó.

Dầu, mỡ, lipid đều là những danh từ dùng để chỉ chất béo. Tuy nhiên, 3 khái niệm này có sự khác biệt nhất định. “Dầu” chỉ chất béo ở dạng lỏng trong điều kiện phòng bình thường,  “mỡ” là chỉ chất béo ở thể rắn trong điều kiện phòng bình thường, còn “Lipid” được dùng để chỉ cả chất béo ở thể lỏng và rắn, cùng với những chất liên quan khác, thường dùng trong y học hoặc hóa sinh.

Chất béo là gì

2. Phân biệt chất béo tốt và xấu

Hiện nay, chất béo được phân thành 3 loại:

2.1. Chất béo đồng phân trans (trans fat)

Đây là chất béo xấu, có thể làm tăng nồng độ cholesterol xấu LDL trong máu, giảm nồng độ cholesterol tốt HDL, kích thích viêm nhiễm và gây tổn thương cho tim.

2.2. Chất béo bão hòa:

Chất béo bão hòa không xấu nhưng cũng không tốt

Chất béo bão hòa là dạng chất béo tồn tại ở thể rắn trong điều kiện nhiệt độ phòng. Loại chất béo này có trong các thực phẩm: phần mỡ của các loại thịt, bơ, sữa nguyên chất, pho mai, bánh kẹo, đồ chiên rán và thực phẩm chế biến sẵn.

2.3. Chất béo không bão hòa:

Có hai loại chất béo không bão hòa: Omega-6 và Omega-3, có công dụng làm giảm nồng độ cholesterol xấu LDL. Chúng ta có thể bổ sung chất béo không bão hòa thông qua các loại thực phẩm thông dụng trong đời sống hằng ngày.

Có thể bạn quan tâm:

3. Vai trò của chất béo đối với cơ thể

Ở người trưởng thành, 18-24% trọng lượng cơ thể chính là chất béo. Chất béo là chất thiết yếu, ở vị trí màng tế bào và các màng nội quan của tế bào như nhân và ti thể. Do đó, nó đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào. Ngoài ra, nó còn giúp dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động, bảo vệ cơ thể khi thay đổi về nhiệt độ…

Mặt khác chất béo còn cung cấp năng lượng và hấp thu vận chuyển các vitamin tan trong dầu mỡ giúp cơ thể có đủ sinh lực và sự dẻo dai để học tập và làm việc mỗi ngày.

Chất béo giúp còn ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ em tác động trực tiếp với hệ thần kinh trung ương của trẻ.

4. Chất béo có trong thực phẩm nào

4.1. Bơ

Trong quả bơ chứa hàm lượng chất béo khá cao, 77% bơ là chất béo, thậm chí dù là thực vật nhưng lượng chất béo trong bơ thậm chí còn cao hơn so với nhiều loại động vật. Bên cạnh đó, trong bơ còn chứa hàm lượng kali tương đối cao, là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Đặc biệt, chất béo trong bơ không khiến chúng ta rơi vào tình trạng mất kiểm soát cân nặng như những nguồn cung cấp chất béo khác.

chất béo có trong thực phẩm nào
4.2. Pho-mát

Pho-mát có thể cung cấp Canxi, vitamin B12, phốt phô, selenium, protein và đặc biệt là chất béo. Chất béo trong pho-mát chứa các axit béo tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Do đó, để cung cấp đủ hàm lượng chất béo cho cơ thể, các bạn có thể đưa pho-mát vào thực đơn dinh dưỡng hoặc chế biến các món ăn từ pho-mát.

4.3. Socola đen

Socola đen chứa hàm lượng chất béo khá cao, chiếm đến 65% lượng calo cần thiết mỗi ngày. Ngoài ra, nó còn có nhiều chất xơ, khoáng chất như sắt, đồng, mangan, magie… ăn nhiều socola đen không có hại như nhiều người lo lắng mà còn giúp giảm huyết áp và bảo vệ LDL cholesterol trong máu khỏi bị oxy hóa, có lợi cho sức khỏe.

4.4. Hạt chia

Nhiều người sẽ bất ngờ khi có hạt chia trong danh sách các thực phẩm giàu chất béo. Tuy nhiên, kiểm tra 28gram hạt chia lại có đến 9gram chất béo, phần còn lại là chất xơ. Chất béo trong hạt chia là omega – 3, axit béo có lợi cho tim. Bên cạnh đó, ăn hạt chia còn góp phần làm giảm huyết áp, chống viêm.

4.5. Dừa và dầu dừa

Dừa và dầu dừa cũng là nguồn cung cấp chất béo an toàn cho cơ thể. Vào mùa hè, dừa và cùi dừa là bộ đôi giải nhiệt không thể thiếu được, giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Để cung cấp đủ chất béo, các bạn cũng có thể lựa chọn dừa và sử dụng nó như một loại nguyên liệu để chế biến các món ăn như món tráng miệng, sinh tố, bánh ngọt, bánh pudding hoặc dùng trong nấu nướng các món ăn hằng ngày trong bữa ăn chính.

4.6. Rau chân vịt

Rai chân vịt dù là thực phẩm nhưng lại chứa hàm lượng chất béo và nhiều axit béo có lợi cho cơ thể như Omega 3 rất tốt cho tim mạch. Ngoài ra, ăn rau chân vịt cũng giúp bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như vitamin K và Canxi, Magie,… hỗ trợ tăng cường thị lực, tốt cho mắt.  Vị của rau chân vịt hơi đặc biệt nên không phải ai cũng có thể ăn được. Ngoài nấu canh, các bạn cũng có thể ép rau chân vịt lấy nước dùng như sinh tố.