Khoai mì hay còn được gọi là sắn, là một loại thực phẩm khá phổ biến trong chế độ dinh dưỡng của người Việt. Suốt một thời gian dài trong quá khứ, khoai mì trở thành một trong những nguồn cứu đói quan trọng ở nước ta. Ngày nay tuy không được xem là lương thực chính nhưng khoai mì vẫn được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, khoai mì có độc không, ăn nhiều khoai mì có mập không? Bài viết sau đây sẽ đưa ra câu trả lời cho những vấn đề trên.

1. Ăn khoai mì có tác dụng gì?

1.1. Giảm đau nửa đầu

Vitamin B2 và riboflavin chứa trong khoai mì giúp giảm các cơn đau đầu liên tục, tăng cường hiệu quả khi chữa trị chứng đau nửa đầu. Chỉ cần ngâm 60 g củ hoặc lá khoai mì khoảng hai giờ và ép lấy nước uống sẽ rất hiệu quả.

Ăn khoai mì có tác dụng gì
Ăn khoai mì có tác dụng gì
1.2. Cải thiện tiêu hóa

Khoai mì chứa chất xơ không hòa tan giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Lượng chất xơ này sẽ hấp thụ tất cả chất độc lắng đọng trong ruột, có tác dụng giảm viêm nhiễm đường tiêu hóa.

1.3. Điều trị tiêu chảy

Đặc tính chống oxy hóa của phần rễ củ của khoai mì có thể khắc phục tình trạng tiêu chảy. Bạn có thể uống phần nước đun sôi từ rễ củ khoai mì để loại bỏ vi khuẩn, giúp điều trị các vấn đề về dạ dày và giảm triệu chứng tiêu chảy.

1.4. Cải thiện thị lực

Vitamin A có trong khoai mì có lợi cho sức khỏe đôi mắt, và ngăn ngừa chứng mù mắt hoặc thị lực kém.

1.5. Chữa lành vết thương

Thân cây, lá và rễ khoai mì đều rất có ích trong việc điều trị, ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình lành nhanh hơn.

1.6. Giảm sốt

Để giúp giảm sốt hãy luộc khoai mì cùng với lá hoặc sắc thành nước uống.

1.7. Tăng cường năng lượng

Vì giàu lượng carbohydrate, giúp cải thiện chức năng não và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hơn nữa, khoai mì còn có lợi cho sức khỏe thần kinh, giảm huyết áp và các bệnh về loãng xương. Protein trong khoai mì còn giúp duy trì sức khỏe cơ bắp và nuôi dưỡng các mô. 

2. Ăn khoai mì có mập không?

Mặc dù khoai mì là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, nếu vậy ăn khoai mì có mập không nhỉ? Thực chất, ăn khoai mỳ lại không hề gây mập như chúng ta vẫn nghĩ. Củ mì có chứa hàm lượng cao chất xơ giúp bạn giảm cân vì nó thúc đẩy cảm giác no lâu dài, làm giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, khoai mì còn có tác dụng giúp giảm mức cholesterol không lành mạnh ra khỏi cơ thể, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Việc chứa lượng Carbohydrates dồi dào, điều này sẽ giúp cân bằng năng lượng cơ thể, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Vì thế, đây là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho quá trình vận động. Khi đó các carbohydrate sẽ chuyển đổi thành glucose trong cơ thể của bạn, tiếp theo được chuyển đổi thành glycogen và được lưu trữ trong các cơ thể, ngăn chặn sự hấp thụ của chất béo, do đó không gây nên hiện tượng thừa cân, béo phì.

Có thể bạn quan tâm:

3. Ăn khoai mì có độc không

Khoai mì rất giàu tinh bột, protein, khoáng chất, vitamin A, viamin nhóm B và vitamin C, hạt bột sắn nhỏ mịn, độ dính cao. Tuy nhiên củ mì lại chứa rất ít chất béo và nhất là nghèo đạm, hàm lượng các acid amin không cân đối, thừa arginin nhưng thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh.

Ngoài ra, khoai mì có hàm lượng tinh bột khá cao, giá trị dinh dưỡng như một số loại của khoai lang, khoai tây, khoai môn… Nó còn chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ.

Ăn khoai mì có độc không
Ăn khoai mì có độc không

Do những thành phần dinh dưỡng mà nó sở hữu, cho thấy rằng khoai mì là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong khoai mì có chứa một lượng chất xơ cao giúp chúng ta có cảm giác no lâu, làm giảm cảm giác thèm ăn rất hiệu quả, đặc biệt  cho những ai muốn giảm cân.

Không những vậy, khoai mì còn giúp hạn chế và làm giảm cholesterol không lành mạnh ra khỏi cơ thể, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Với một hàm lượng Carbohydrates dồi dào, khoai mì sẽ cân bằng năng lượng cơ thể, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì ăn khoai mì sai cách cũng rất dễ ngộ độc. Hợp chất cyanogenic glucosides bên trong củ  và lá khoai mì chính là nguyên nhân chủ yếu. Đã từng có trường hợp ngộ độc cấp tính dẫn đến tử vong cho người và động vật khi tiêu thụ quá nhiều khoai mì. 

4. Những lưu ý khi ăn khoai mì

– Phụ nữ mang thai và trẻ em tuyệt đối KHÔNG được ăn khoai mỳ. Phụ nữ sau sinh cũng không nên ăn khoai mỳ ở những tháng đầu tiên. Vì trong khoai mì có chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) – rất độc đối với cơ thể; dễ gây rối loạn tiêu hóa hay thậm chí là ngộ độc.

– Nên ăn khoai mì với đường hoặc mật để trung hòa độc tố.

– Với khoai mì ngọt, phải chế biến ngay sau khi thu hoạch, nếu không thì phải vùi củ xuống đất. Nếu để củ khoai có màu đốm xanh thì nguy cơ độc tố rất cao.

– Khi luộc khoai mì nên thay nước 2-3 lần để loại bỏ chất độc, đảm bảo luộc chín kỹ.

Với những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây, mong rằng các bạn sẽ tìm được câu trả lời cho việc ăn khoai mì có mập không, ăn khoai mì có độc không nhé! Bên cạnh đó việc lựa chọn và ăn khoai mì đúng cách, an toàn cũng rất cần thiết cho sức khỏe.

Từ khóa liên quan:

  • ăn khoai mì có tốt không
  • ăn nhiều khoai mì có tốt không
  • ăn củ mì có tác dụng gì
  • công dụng của khoai mì
  • ăn củ sắn luộc có béo không
  • sắn có nhiều tinh bột không
  • ăn bánh khoai mì nướng có mập không