Khi tìm hiểu các lớp học Yoga, chúng ta thường nghe nhắc đến các cụm từ: Hatha, Ashtanga, Vinyasa Yoga nhưng không hiểu nó có ý nghĩa gì. Thực tế, đấy chính là tên các loại hình hay trường pháp trong Yoga. Vậy, Yoga có bao nhiêu loại hình, đặc điểm của mỗi loại hình này là gì? Cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết ngắn sau đây.

1. Các loại hình Yoga phổ biến hiện nay?

Hiện nay, Yoga có 8 trường phái chính sau đây:

1.1. Hatha yoga

Đây là loại hình yoga nhẹ nhàng, thích hợp đối với những người mới làm quen với bộ môn này hoặc những đối tượng đã tập luyện lâu dài nhưng muốn thư giãn, thoải mái hơn. Với trường phái này, người tập sẽ được trải nghiệm các tư thế cơ bản trong yoga, luyện thở, thư giãn và thiền.

Hatha Yoga là gì

1.2. Vinyasa

Trường phái này sẽ kết nối chuyển động và hơi thể để tạo nên những chuỗi động tác nhẹ nhàng với hít vào, thở ra kết hợp với chuyển động hình thể. Các động tác luyện tập phổ biến như: chào mặt trời, chiến binh, cân bằng, uốn lưng và duỗi cơ ở tư thế ngồi. Sau tập luyện, người tập sẽ kết thúc bằng tư thế nghỉ ngơi thoải mái. Những động tác trong loại hình Yoga này có thể do học viên và giáo viên kết hợp để sáng tạo ra, không bó hẹp trong giáo án có sẵn.

1.3. Iyengar yoga

Tập luyện Iyengar giúp nâng cao sức mạnh, sự nhanh nhẹn và cân bằng. Iyengar trong Yoga hướng đến sự đồng nhất. Do đó, mỗi tư thế trong Iyenga được giữ lâu hơn. Sau mỗi nhịp thở, người tập sẽ phải ép động tác sâu thêm một chút nữa, giữ tư thế lâu nhất có thể. Trường phái Yoga này sẽ sử dụng thêm 1 số công cụ hỗ trợ để đảm bảo người tập thực hiện đúng tư thế như:  Chăn, gạch… Vai trò của người giáo viên trong các lớp học Yoga trường phái Iyengar rất quan trọng nên số lượng học sinh khá hạn chế.

Ashtanga Yoga là gì

1.4. Birkram Yoga

Một đặc điểm quan trọng của Bikram là học viên sẽ được được tập trong một phòng tập có nhiệt độ lên đến 37-38 độ C nên bộ môn này còn được gọi là hot yoga. Việc này sẽ giúp người tập loại bỏ được một số độc tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tăng nhịp tim và sự lưu thông máu, sự linh hoạt của cơ bắp. Birkram Yoga bao gồm 26 tư thế và để đạt được hiệu quả như mong muốn thì người tập cần phải thực hiện đúng đến từng chi tiết nhỏ nhất.

1.5. Ashtanga Yoga

Ashtanga (Power Yoga) được ông K. Pattabhi Jois sáng lập và phát triển theo nguyên lý kết hợp giữa hơi thở và chuyển động. Các bài tập cũng như trình tự sẽ được quy định sẵn để người tập dần dần rèn luyện và nâng cấp các kĩ năng.

1.6. Gentle Yoga

Loại hình Yoga này tác động lớn đến hệ cơ và xương nhờ sự kết hợp của nhiều tư thế đơn giản, chậm nhưng rất chắc chắn. So với những loại hình khác thì việc tập luyện Gentle Yoga khá nhẹ nhàng và có tính thư giãn cao nên phù hợp với những người mới bắt đầu làm quen với Yoga. Những người tập Yoga lâu năm cũng lựa chọn loại hình này để bảo vệ cơ thể không bị chấn thương ở cơ và xương.

Vinyasa yoga là gì

1.7. Kundalini Yoga

Trường phái Yoga này thiên về trí óc, nhận thức và ý thức, giúp người tập cảm thấy thoải mái, thư giãn và tĩnh tâm hơn. Do đó, nó tập trung vào điều khiển nhịp thở và các bài tập trọng tâm, niệm chú, thiền, cử chỉ tay và được tập luyện trong tư thế ngồi.

1.8. Yin Yoga

Paulie Zink, giáo viên yoga và chuyên gia võ thuật là người đã phát triển trường phái Yoga này. Người tập sẽ thực hiện các tư thế và cố gắng giữ nguyên trong thời gian dài khoảng 5 phút/ tư thế thế, nhằm tạo áp lực lên các mô liên kết, tăng cường tuần hoàn và tăng sức dẻo dai.

Hy vọng với bài viết về các trường phái phổ biến của Yoga hiện nay có thể giúp bạn tìm hiểu và lựa chọn cho mình một trường phái phù hợp nhất nhé.