CÔNG THỨC TÍNH CHỈ SỐ BMI = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao(m)* Chiều cao(m))

[bmi]

Đây là công thức tính chỉ số BMI (hay chỉ số khối Quetelet) đơn giản và chính xác cho cả nam và nữ trong độ tuổi từ 20 đến 65 (trừ phụ nữ mang thai hay cho con bú, vận động viên).

1. Định nghĩa BMI là gì?

BMI là chỉ số khối cơ thể (viết tắt của cụm từ: Body Mass Index), được các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe dùng để xác định một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy không. Thông thường, người ta dùng chỉ số này để tính toán mức độ béo phì.

Chỉ số này được một nhà bác học người Bỉ đưa ra vào năm 1832 là Adolphe Quetelet. Chính vì vậy mà BMI còn được gọi là Quetelet.

Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và dành riêng cho người châu Á ( IDI&WPRO):

 Phân loại WHO BMI (kg/m2) IDI & WPRO BMI (kg/m2)
 Thiếu cân rất nặng <15 <15
 Thiếu cân nặng 15 – 15.9 15 – 15.9
 Thiếu cân 16 – 18.4 16 – 18.4
 Bình thường 18.5 – 24.9 18.5 – 22.9
 Thừa cân 25 23
 Tiền béo phì 25 – 29.9 23 – 24.9
 Béo phì độ I 30 – 34.9 25 – 29.9
 Béo phì độ II 35 – 39.9 30
 Béo phì độ III 40 40

bảng đánh giá này dành cho người lớn hơn 20 tuổi

2. Cách tính BMI cho trẻ em

Công thức tính BMI cho trẻ em (từ 2 – 20 tuổi) không hề khác so với công thức tính BMI cho người lớn ở trên. Tuy nhiên, cách phân loại thiếu cân, bình thường hay thừa cân ở trẻ em là hoàn toàn khác. Bởi vì, trẻ em có trọng lượng và chiều cao thay đổi trong quá trình tăng trưởng và phát triển, cũng như mối quan hệ giữa 2 thông số này với mở cơ thể. Vì vậy chỉ số BMI của trẻ được so sánh một cách tương đối so với các trẻ khác cùng giới và cùng tuổi tác.

2.1. Biểu đồ BMI của trẻ em

Một biểu đồ theo phân trăm được đưa ra sau khi tính chỉ số BMI từ một lượng lớn trẻ em và thiếu niên trên thế giới. Từ biểu đồ này, bạn có thể so chỉ số BMI của trẻ với các trẻ em khác cùng lứa tuổi.

2.2. Trạng thái của trẻ theo BMI và tỷ lệ phần trăm tương ứng:

Tình trạngKhoảng phần trăm của BMI
Thiếu cân < 5%
Bình thường – khỏe mạnh 5% – 85%
Thừa cân ( Nguy cơ béo phì) 85% – 95%
Béo phì>95%

2.3. Ví dụ tính chỉ số BMI và xác định tình trạng của trẻ dựa theo biểu đồ BMI:

Tại đây mình lấy ví dụ một trẻ 10 tuổi có cân nặng là 30kg, chiều cao 1.3m.

Đầu tiên bạn cần tính chỉ số BMI bằng công thức BMI = cân nặng/(chiều cao x chiều cao). Bạn có thể sử dụng máy tính hoặc bản tính ở ngay trên bài đầu bài viết này.

BMI = 30/(1.3×1.3) = 17.75

Sau đó, từ chỉ số BMI tính ở trên và độ tuổi, bạn tra biểu đồ BMI của trẻ em để xác định trẻ thuộc khoảng phần trăm nào. Trong ví dụ này, trẻ có BMI là 17.75 và 10 tuổi sẽ nằm ở khoảng phần trăm từ 5% đến 85% (như hình bên dưới). Nghĩa là trẻ 10 tuổi nặng 30kg và cao 1.3m có tình trạng bình thường và sức khỏe dinh dưỡng tốt.

3. BMI với sức khỏe của bạn

Chỉ số BMI sẽ giúp cho bạn thấy được cân nặng có phù với chiều cao của mình hay không. Điều này không chỉ giúp cho bạn điều chỉnh vóc dáng cơ thể mà còn giúp bạn chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

3.1. Người thiếu cân (có chỉ số BMI dưới 18.5 – trẻ em có BMI dưới 5%)

Nếu bạn là người thiếu cân thì sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình như:

– Bị suy giảm hệ miển dịch dẫn đến dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng…

– Những người gầy, cơ thể sẽ thiếu đạm từ cơ bắp để tạo năng lượng vì vậy sẽ bị mất khối cơ, cơ yếu hay lỏng léo không săn chắc như người bình thường.

– Do cơ thể không đáp ứng được đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết nên dễ bị mắc các chứng bệnh như hạ huyết áp, loãng xương,…

– Tóc và da của bạn rất cần được nuôi dưỡng đầy đủ. Nếu cơ thể không có đủ dưỡng chất để nuôi dương sẽ khiến cho tóc trở nên khô, xơ xác và rụng nhiều, Da sẽ thiếu đi lớp mở dưới da tạo nên những nếp nhăn.

3.2. Người bình thường (có chỉ số BMI lý tưởng từ 18.5 – 25, Đối với người Châu Á là 18.5 – 23, trẻ em có BMI từ 5% đến 85%)

Với chỉ số BMI từ 18.5 – 25 (đối với người Châu Á là 18.5 – 23) là mức lý tưởng cho thấy cơ thể của bạn đang rất cân đối và khẻo mạnh ít nguy cơ về các loại bệnh tật.

3.3. Người thừa cân (có chỉ số BMI trên 25, với người Châu Á trên 23, trẻ em có BMI trên 95%)

Nếu bạn có chỉ số BMI trên 25 (đối với người Châu Á là trên 23) thì bạn thuộc người thừa cân hay thậm chí là béo phì. Với tình trạng này bạn sẽ có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh như:

– Bị giảm khả năng điều hòa mức đường huyết trong cơ thể, từ đó dễ mắc phải bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao.

– Người thừa cân có nguy cơ về các bênh đường tiêu hóa cao như: sỏi mật, ung thư đường mật, gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm gây đầy hơi, các bệnh về đại trực tràng, ung thư trực tràng, táo bón,…

– Nếu lượng mở của bạn tích tụ ở cơ hoành, các chức năng hô hấp sẽ bị giảm gây khó thở dẫn các bênh như ngưng thở khi ngủ, não thiếu oxy hay hội chứng pickwick.

– Với những ai có chỉ số BMI lớn hơn 30 sẽ có khả năng mắc bệnh về mạch máu não rất cao.

– Phụ nữ thừa cân với lượng mỡ nhiều có thể bị rối loạn buồng trứng gây tắt kinh, rối loạn kinh nguyệt, khó có con. Bên cạnh đó bạn còn dễ mắc hội chứng đa năng, dễ sẩy thai.

– Nếu mỡ trong cơ thể của bạn làm hẹp mạch vàng thì nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim là rất cao. Bạn cũng rất dễ bị rối loạn lipid máu do nồng độ triglyceride và LDL – cholesterol trong máu cao và nồng độ HDL – cholesterool trong máu thấp.

4. Một số phương pháp tính khác

4.1. Tỷ lệ vòng eo – mong (WHR)

Với công thức tính BMI – Quetelet ở trên bạn có thể xác định được lượng chất béo trong cơ thể nhưng không biết được cụ thể ở vùng nào. Bởi vì BMI chỉ phản ánh được mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng. Vậy nên bạn có thể sử dụng công thức tỷ lệ vòng eo và mông (WHR) để xác định sự phân phối mỡ trên cơ thể.

4.1.1. Công thức: tỷ lệ vòng eo – mông = Chu vi vòng eo / chu vi vòng mông

Lưu ý: để đo chính xác các thông số, bụng phải ở trạng thái tự nhiên không phình cũng không thóp bụng và nên đo trực tiếp trên da. Vòng mông được đo tại vị trí lớn nhất có thể.

NamNữMức nguy hiểm đến sức khỏe
0,90,7Không nguy hiểm (sức khỏe tốt)
0,9 – 0,950,7 – 0,8Ít
0,96 – 10,81 – 0,85Trung bình
Trên 1Trên 0,85Cao (Rất nguy hiểm)

Bảng nguy cơ căn cứ theo tỷ số vòng eo trên vòng mông

4.1.2. WHR với sức khỏe

Theo nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ vòng eo – mông (WHR) có mối quan hệ với sức khỏe. Với Nứ giới có WHR ở khoảng 0,7 và Nam giới mức WHR ở khoảng 0,9 bảo hiệu sức khỏe tốt cùng khả năng sinh sản cao. Với chỉ số WHR chuẩn, mức estrogen ở phụ nữ có trạng thái tốt giúp ít mắc các bệnh nguy hiểm như đái đường, rối loạn tim mạch hay ung thư buồn trứng. Ở nam giới có WHR chuẩn thường ít mắc bệnh ung thư tuyến tiền liện và ung thư tinh hoàn.

Nếu WHR nhỏ hơn 1, cơ thể của bạn được xếp vào dạng trái lê, tức là vòng eo nhỏ hơn vòng mông, mỡ chủ yếu tập trung ở mông và các vùng xung quanh. Ngược lại, nếu WHR lớn hơn 1, cơ thể thuộc dạng trái táo, nghĩa là vòng mông nhỏ hơn vòng eo, lượng mở chủ yếu tập trung ở vùng bụng. Khi ở dạng trái táo cơ thể gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe.

4.2. Công thức Broca Index

Với công thức Broca Index có thể cho bạn biết chính xác mình cần có cân nặng bao nhiều để có được một sức khỏe tốt nhất. Công thức chia ra làm hai dành cho người trên 40 tuổi và dưới 40 tuổi:

Dưới 40 tuổi: W = H – 110

Trên 40 tuổi: W = H – 100

Với: W(Kg) là cân nặng và H(cm) là chiều cao.

Ngoài ra, sau khi tính được kết quả cân nặng, nếu bạn thuộc người xuong nhỏ thì giá trị giảm đi 10% và ngược lại với người xương to thì tăng thêm 10%. Bạn có thể xác định mình thuộc người bình thường, xương nhỏ hay xương to qua chu vi cổ tay nhỏ nhất theo bảng dưới đây:

NamNữLoại cơ thểĐặc điểm cơ thể
18-20 cm15-17 cmBình thườngTỷ lệ các thông số vóc sáng chuẩn
>20 cm>17 cmXương toBề ngàn lớn; Xương dày và nặng; Vai, lồng ngực, hông rộng; Chân ngắn.
<18 cm<15 cmXương nhỏChiều dọc dài, chiều ngang mỏng; Xương mỏng; Cơ bắp yếu; Cánh tay, chân dài; Cổ dài và dày.

4.3. Công thức John McCallum

Đây là công thức được sáng tạo và phát triển bởi nhà thể dục thẩm mỹ John McCallum. Công thức này dựa trên chu vi cổ tay của bạn để tính ra kích thước tốt nhất của từng bộ phận trên cơ thể giúp bạn điều chỉnh tập luyện và thực đơn ăn uống để mang lại một cơ thể chuẩn và đảm bảo sức khỏe. Sau khi đo chu vi cổ tay của mình hay áp dụng công thức trong bảng dưới đây để tìm ra kích thước các bộ phân của mình nhé:

Bộ phậnCông thức tính
NgựcKích thước cổ tay x 6.5
HôngKích thước cổ tay x 0.85
EoKích thước cổ tay x 0.7
ĐùiKích thước cổ tay x 0.53
CổKích thước cổ tay x 0.37
Bắp tayKích thước cổ tay x 0.36
Bắp chânKích thước cổ tay x 0.34
Cẳng tayKích thước cổ tay x 0.29