Bạn đang muốn tìm hiểu về Axit Folic, những dấu hiệu khi thiếu hoặc thừa Axit Folic là gì? Khi cơ thể bị thiếu hụt hay thừa Axit Folic có thể gây ra những bệnh gì? Axit Folic có ảnh hưởng như thế nào đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh?

Sức khỏe luôn là vấn đề mà tất cả mọi người đều quan tâm, có sức khỏe tốt thì mọi công việc mới được diễn ra suôn sẻ. Axit Folic là một  trong những chất rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ Axit Folic hoặc lại gặp tình trạng thừa Axit Folic thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến Axit Folic, bài viết hôm nay Radiosuckhoe.com sẽ cùng bạn đi tìm hiểu Axit Folic là gì? Dấu hiệu thừa, thiếu Axit Folic – Gây bệnh gì?

Axit folic là gì
Acid Folic là gì?

1. Axit Folic là gì?

Trong y học, Axit Folic là một dạng hòa tan trong nước của Vitamin B9, nó được gọi với cái tên khách là Folacin ay Vitamin M. Axit Folic đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào mới và giúp những tế bào đo duy trì được. Chính vì vậy, mà Axit Folic có ảnh hưởng rất lớn đến đối tượng phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh trong giai đoạn phân chia tế bào.

Axit Folic rất cần thiết trong quá trình nhân đôi ADN, giúp tránh những đột biến xảy ra, ngăn ngừa tình trạng quái thai, đồng thời giúp gia tăng sự tạo sữa cho cơ thể mẹ. Không chỉ vậy, Axit Folic còn có khả năng ngăn ngừa ký sinh trùng cho hệ đường ruột, giúp bạn tránh gặp phải những tình trạng bị ngộ độc thức ăn. Đây cũng là chất có tác dụng đem lại cho bạn một làn da khỏe mạnh, mịn màng, đẩy lùi việc hình thành tóc bạc hiệu quả.

Axit Folic có mặt trong rất nhiều các loại thực phẩm tự nhiên như các loại rau xanh : rau cải, rau chân vịt, các loại đỗ. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung nó bằng những thực phẩm khác như ngũ cốc, thịt gà, gan và một số loại hoa quả họ cam, các loại hạt.

Acid Folic là gì
Acid Folic có trong những thực phẩm nào

2. Dấu hiệu khi bị thừa, thiếu Axit Folic

Theo khuyến cáo, nhu cầu Axit Folic của mỗi đối tượng sẽ khác nhua. Cụ thể:

  • Người lớn: 180 -200mcg/ ngày
  • Phụ nữ mang thai: 360 – 400mcg/ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú trong 6 tháng đầu: 280 mcg/ngày
  • Phụ nữ cho con bú 6 tháng sau khi sinh: 260mcg/ngày

Mặc dù Axit Folic rất cần thiết và có vai trò quan trọng đốii với cơ thể, tuy nhiên bạn cần phải bổ sung nó sao cho phù hợp nhất. Đối với từng trường hợp chỉ cần cung cấp đủ lượng Axit Folic là cơ thể khỏe mạnh, nếu thiếu, hay thừa Axit Folic đề sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.

dấu hiệu khi bị thừa thiếu Axit Folic
Dấu hiệu bị thiếu Acid Folic

Những dấu hiệu khi thiếu, thừa Axit Folic

So với thừa Axit Folic thì thiếu Axit Folic sẽ phổ biến và thường xuyên gặp hơn. Nếu bạn có những dấu hiệu sau đây, rất có thể cơ thể bạn đang báo hiệu cần bổ sung thêm Axit Folic đấy:

  • Đau nhức cơ thể
  • Da bỗng trở nên nhợt nhạt, kém sắc
  • Luôn cảm thấy khó thở, hụt hơi khi hoạt động, dễ chóng mặt, tăng nhịp tim, bị ngất xỉu
  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa như: buồn nôn, đau bụng, bị tiêu chảy, hay bị nôn, chán ăn, sụt cân
  • Bị loét miệng và lưỡi bị sưng, đỏ hoặc sáng bóng bất thường
  • Vị giác bị giảm
  • Gặp các vấn đề về nhận thức như suy giảm trí nhớ, khó tập trung, dễ quên, hay cáu kỉnh, trầm cảm

Có thể bạn quan tâm:

3. Thiếu, thừa Axit Folic gây ra những bệnh gì?

Như đã nói trên, Axit Folic có vai trò rất quan trọng trong việc tái tạo tế bào, khi cơ thể bị thiếu hay thừa Axit Folic đều có thể gây ra những bệnh lý rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, thông thường bạn sẽ gặp phải những bệnh lý do thiếu Axit Folic hơn là thừa Axit Folic. Vì khả năng có thể hòa tan trong nước nên nếu Axit Folic bị cung cấp thừa thì cơ thể sẽ có cơ chế đào thải chúng qua đường nước tiểu. Tuy nhiên đối với những phụ nữ đang mang thai thì việc sử dụng quá liều Axit Folic lại vô cùng nguy hiểm.

3.1. Thiếu Axit Folic gây ra những bệnh gì?

Đối với việc thiếu Axit Folic có thể dẫn đến việc làm chậm quá trình phân chia tế bào và tổng hợp ADN. Từ đấy, nó gây ra những ảnh hưởng cho các khu vực cần có sự tái tạo tế bào nhanh chóng như tủy xương.

Không chỉ vậy, khi thiếu Axit Folic nó sẽ chỉ gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp ADN, còn với quá trình tổng hợp ARN và Protein lại không bị tác động. Điều này dẫn đến việc tạo ra những tế bào hồng cầu lớn trong máu ( nguyên hồng cầu to) làm xảy ra tình trạng thiếu hồng cầu bình thường và là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu to.

Đặc biệt hơn là đôi với phụ nữ khi mang thai, việc bị thiếu Axit Folic sẽ gây ra những mối nguy hiểm lớn cho thai nhi. Thiếu Axit Folic trong thai kỳ có thể gây ra bệnh khuyết tật ống thần kinh, làm hở xương sống, hở hộp sọ và nguy hiểm nhất là vô não.

Thiếu, thừa Axit folic gây ra bệnh gì
Thiếu Acid Folic gây ra những dị tật cho thai nhi

3.2. Thừa Axit Folic gây ra những bệnh gì?

Cơ thể người bình thường rất ít khi bị thừa Axit Folic, trường hợp thừa Axit Folic thường sẽ gặp nhiều ở phụ nữ đang mang thai. Có nhiều bà mẹ vì không hiểu rõ, chỉ nghĩ Axit Folic rất cần thiết mà nếu thiếu có thể gây ra những nguy hiểm cho con. Vậy nên bổ sung Axit Folic quá liều khiến cơ thể bị thừa mà không kịp đào thải Axit Folic ra bên ngoài.

Việc sử dụng Axit Folic quá liều có thể gây ra những vấn đề sau:

  • Rối loạn hệ thần kinh ở người mẹ và thai nhi, mẹ có thể gặp phải tình trạng bị co giật
  • Tăng nguy cơ nhẹ cân ở trẻ vì khi mẹ thừa Axit Folic sẽ dẫn đến việc thai nhi bị hấp thụ kẽm kém, gây nguy cơ thiếu kẽm làm sinh con bị nhẹ cân.
  • Bị rối loạn hệ tiêu hóa, dễ buồn nôn, đầy hơi, cơ thể chán ăn và sút cân. Khi mang thai vấn đề ăn uống, cân nặng của mẹ lại rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến sự phát triển và nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi. Vậy nên khi mẹ bị thừa Axit Folic thì không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà thai nhi cũng sẽ bị tác động rất lớn.
thiếu acid folic gây bệnh gì
Thiếu Acid Folic dẫn đến thiếu màu nguyên hồng cầu to

Như vậy, Axit Folic là chất rất cần thiết và cực kỳ quan trọng đối với cơ thể của mỗi chúng ta. Nó lại càng có ảnh hưởng lớn đến đối tượng phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh. Khi bị thiếu, hay thừa Axit Folic đều sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, những bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể.

Chính vì vậy để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý khoa học, tăng cường sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều Axit Folic. Đồng thời khi cần bổ sung Axit Folic bằng các loại thuốc thì cần sử dụng đúng liều lượng bác sĩ kê đơn để không xảy ra những điều không mong muốn.

Hy vọng, bài viết hôm nay của Radiosuckhoe.com đã giúp bạn hiểu rõ về những thông tin liên quan đến Axit Folic. Từ đó bạn có thêm những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu.