Bánh tráng là món ăn vặt yêu thích của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Thưởng thức bánh tráng vừa vui miệng lại vừa rẻ tiền nên không ít người vẫn giữ thói quen thưởng thức bánh tráng mỗi ngày. Tuy nhiên, cảm giác chung sau khi ăn bánh tráng là khá no, nhất là khi chúng ta vừa ăn vừa uống nước. Cũng vì điều này mà không ít người băn khoăn không biết ăn bánh tráng trộn, trắng, nướng có mập không? có giảm cân không? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Ăn bánh tráng có mập không?

Tất cả các loại bánh tráng đều được làm từ bột gạo. Quy trình tạo ra những chiếc bánh tráng cũng khá công phu khi gạo được xay nhuyễn ra thành bột rồi đun nóng, sau đó tráng thành những chiếc bánh hình tròn và làm chín trong vòng vài giây. Sau khi làm chín, bánh sẽ được đem phơi đến khi cứng và khô hẳn. Với thành phần chính là tinh bột, bánh tráng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tăng cân. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ ăn bánh tráng nướng hay bánh tráng thông thường thì ít có khả năng gây mập. Bên cạnh đó, dù đặc biệt yêu thích thì ít ai trong chúng ta có thể ăn một số lượng lớn bánh tráng trong một lần và ăn liên tục trong nhiều ngày.

Ăn bánh tráng có mập không
Ăn bánh tráng có mập không

Tuy nhiên, nếu chỉ ăn bánh tráng không khô khan thì chắc hẳn sẽ rất chán. Do đó, các đơn vị sản xuất bánh tráng đã cố gắng tạo ra nhiều loại bánh tráng khác nhau, nhiều cách chế biến bánh tráng, kết hợp thực phẩm này với nhiều nguyên liệu khác để tạo nên những món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Cũng vì điều này mà không ít người đã bị tăng cân chỉ vì thưởng thức các món ăn từ bánh tráng thường xuyên như: Bánh tráng trộn, bánh tráng nướng mỡ hành, bánh tráng bơ, bánh tráng dừa….

Khi bánh tráng được mix với bò khô, dầu bơ, gan rim, trứng cút… kết hợp với các công đoạn chế biến công phu tạo ra những món ăn vô cùng hấp dẫn, đặc biệt là có nhiều chất béo, phụ gia, khi kết hợp với tinh bột sẽ khiến cân năng tăng lên vù vù. Do đó, những ai đang lo lắng ăn bánh tráng có mập không cần cảnh giác với món ăn này.

Có thể bạn quan tâm:

2. Nguy hiểm rình rập từ các món ăn bánh tráng lề đường

Ngoài câu chuyện cân nặng được nhiều người đang có nhu cầu giảm cân quan tâm, ăn bánh tráng còn có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Đặc biệt, hậu quả của các món bánh tráng lề đường không xuất hiện ngay lập tức mà có thời gian ủ bệnh kéo dài, sau đó mới bộc phát, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng xấu mà chúng ta không lường trước được.

Điểm đầu tiên cần phải cảnh giác khi ăn bánh tráng đó là nó có thể làm chúng ta mất đi cảm giác ngon miệng trong các bữa ăn chính, gây rối loại tiêu hóa. Nghe qua tưởng chừng đây là một lợi thế lớn đối với những người đang giảm cân. Tuy nhiên, ăn bánh tráng liên tục trong 2 – 3 ngày mà không bổ sung đủ các dưỡng chất khác, cơ thể sẽ bộc lộ các dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, căng thẳng, chóng mặt thậm chí là ngất xỉu….

 

Bánh tráng trộn có rất nhiều muối ớt, khi ăn thường xuyên sẽ khiến cơ thể bị nóng, nổi mụn và gây ra chứng táo bón kinh niên. Táo bón 1 – 2 ngày đã là một cực hình thì việc táo bón từ ngày này qua ngày khác chắc chắn sẽ khiến cuộc sống bị ảnh hưởng đáng kể cùng với các triệu chứng khó chịu khác như đầy bụng, chướng bụng, thậm chí châm ngòi cho bệnh trĩ và các bệnh đường ruột khác bùng phát.

Nguy hiểm rình rập từ các món ăn bánh tráng lề đường
Nguy hiểm rình rập từ các món ăn bánh tráng lề đường

Do đó, bên cạnh lo lắng đến việc ăn bánh tráng trộn có mập không các bạn cũng cần quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn.

Một số phụ gia trong bánh tráng và các món ăn từ bánh tráng đều khá độc hại, gây áp lực lên gan và thận, làm tăng lượng mỡ máu, suy giảm đào thải độc tố.

Chưa kể, các món ăn từ bánh tráng bán tại vỉa hè, lề đường thường có giá thành khá rẻ. Điều này đồng nghĩa với nguồn nguyên liệu để tạo thành nó cũng chưa được kiểm chứng an toàn, không có nguồn gốc xuất xứ an toàn, chứa độc tố gây hại cho sức khỏe. Đừng chỉ biết lo ngại việc ăn bánh tráng trộn có mập không hay ăn bánh tráng trắng có mập không mà chúng ta cần có ý thức hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách điều chỉnh các thói quen ăn uống xấu, có thể gây hại cho sức khỏe.

Để đảm bảo an toàn khi ăn bánh tráng, các bạn cần chú ý một số yêu cầu quan trọng sau đây:

  • Chỉ nên ăn bánh tráng, các món ăn vặt làm từ bánh tráng từ 1 – 2 lần/tuần.
  • Điều chỉnh lượng bánh tráng ăn mỗi lần xuống mức thấp nhất có thể, ăn bánh tráng kèm với các loại rau củ giàu vitamin và chất xơ.
  • Uống nhiều nước trong và sau khi ăn bánh tráng.
  • Thay thế bánh tráng bằng các món ăn vặt lành mạnh khác như: Sữa chua, rau củ, trái cây tươi.

Để có một hình thể săn chắc, khỏe mạnh, các bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đồng thời duy trì tập thể dục thể thao thường xuyên, ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Hi vọng bài viết này đã giải đáp được các vấn đề ăn bánh tráng nướng có mập không, ăn bánh tráng có giảm cân không, giúp các bạn có cái nhìn cụ thể và toàn diện nhất về hệ quả của việc ăn bánh tráng đối với vóc dáng và sức khỏe.