Bánh gạo là món ăn hấp dẫn được nhiều người Việt Nam yêu thích. Ngoài các loại bánh gạo truyền thống, thị trường hiện nay có rất nhiều loại bánh gạo khô với mùi vị khá đa dạng từ bánh ngọt, bánh mặn, bánh gạo chiên…. Được biết đến là loại bánh có lợi cho cơ thể, hàm lượng chất béo ít, năng lượng thấp nên bánh gạo được xem là món ăn vặt có lợi cho người đang giảm cân. Tuy nhiên, ăn bánh gạo có mập không thì không phải ai cũng biết.
1. Ăn bánh gạo có tốt không?
Bánh gạo được làm từ bột gạo, kết hợp cùng nhiều loại gia vị khác, đóng gói và bày bán rất nhiều tại các siêu thị lớn nhỏ trên cả nước. Ngoài bột gạo, bánh gạo hiện nay còn được bổ sung thêm bột khoai tây, đường, muối, dầu thực vật…
Trên bề mặt của bánh gạo được phủ 1 lớp đường hoặc kèm theo các gia vị: Tôm, bò, phô mai… tạo nên vị mặn mặn, ngọt ngọt rất dễ ăn. Trong 100g bánh gạo thông thường sẽ chứa khoảng 386 calo, ngoài ra trong sản phẩm này còn chứa chất béo, natri, kali, chất xơ, canxi, sắt, đạm, vitamin B6. Lượng đường trong bánh gạo không quá cao nếu so sánh với các loại bánh kẹo khác trên thị trường.
Ăn bánh gạo thường xuyên không chỉ rất ngon miệng mà còn tốt cho sức khỏe nhờ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Có thể nói, bánh gạo là một món ăn vặt rất tốt, tuy nhiên không nên dùng để thay thế các bữa ăn chính. Giá trị dinh dưỡng của nó rất thấp, chỉ có thể là một bữa phụ và phải kèm theo sữa, sữa chua mới có thể đạt ngưỡng dinh dưỡng cho bữa ăn phụ của chúng ta trong ngày.
Có thể bạn quan tâm:
- Ăn mì tôm (mì gói) có béo (mập) không? cách ăn mì tôm giảm cân
- Ăn yến mạnh có béo (mập) không? có giúp giảm cân không?
- Ăn xôi có mập (béo) không? 1 chén xôi bao nhiêu calo?
2. Ăn bánh gạo có béo không?
Bánh gạo truyền thống được làm từ gạo nếp, gạo tẻ, đồng nghĩa với việc nó sẽ cung cấp cho cơ thể một lương tinh bột lớn. Bên cạnh đó, các công đoạn chế biến truyền thống cũng bổ sung vào món bánh gạo hàm lượng đường và chất béo cao. Do đó, nếu ăn bánh gạo quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị tích lũy mỡ thừa, gây tăng cân.
Bánh gạo hiện đại phần lớn là bánh gạo khô, hương vị thơm nhẹ, giòn tan có năng lượng khá ít, hàm lượng protein và chất xơ thấp nên sẽ không gây tăng cân và không tạo ra cảm giác no. Mỗi chiếc bánh gạo (9g) chỉ có khoảng 35 calo, rất thấp nếu so sánh với bánh mì hay các loại bánh khác. Do đó, bánh gạo hiện đại chỉ phù hợp là một món ăn chơi, không thể thay thế bữa chính nào trong ngày. Nếu ăn bánh gạo để giảm cân, các bạn sẽ nhanh chóng xuất hiện cảm giác đói, khiến các bữa ăn sau đó chúng ta ăn nhiều hơn, dẫn đến tình trạng cân nặng tăng vù vù.
Do đó, ăn bánh gạo có mập không hoàn toàn phụ thuộc vào loại bánh gạo bạn chọn và cách các bạn ăn loại bánh này. Nếu ăn bánh gạo truyền thống với lượng calo cao, nhiều chất béo sẽ khiến mọi nỗ lực giảm cân trở thành công cốc. Bánh gạo hiện đại thơm ngon, dễ ăn nhưng lại rất nhanh đói, không cung cấp năng lượng cho cơ thể nên ăn cũng như không ăn, không gây tăng cân. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn bánh gạo mà bỏ qua các thực phẩm khác, đặc biệt là rau xanh và trái cây tươi, các bạn vừa bị đói vừa bị mất cân bằng dinh dưỡng, gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe.
3. Chọn mua bánh gạo tốt cho sức khỏe và giảm cân hiệu quả
Thị trường hiện nay có rất nhiều loại bánh gạo như: One One, Ichi, Richy… mỗi loại bánh có những đặc điểm khác biệt về hình dáng, màu sắc, mùi vị…. Nhìn chung các loại bánh gạo hiện đại đều khó có thể gây tăng cân nếu chúng ta áp dụng cách ăn khoa học, phù hợp. Tuy nhiên, việc chọn mua bánh gạo ở đâu cũng là vấn đề các bạn cần chú ý. Vì là món ăn yêu thích của nhiều người nên tình trạng bánh gạo bị làm giả, làm nhái cũng xảy ra thường xuyên. Các doanh nghiệp làm ăn bất chính thường đổi một hoặc một số kí tự trong tên thương hiệu, còn mẫu mã bao bì, hình dáng bánh gạo giả được làm nhái y như thật, nếu không kỹ lưỡng chúng ta rất có thể mua phải loại bánh giả này.
Nếu mua và ăn phải bánh gạo giả, không chỉ tốn kém chi phí mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vì phần lớn các loại bánh này đều chưa được kiểm định chất lượng, sử dụng nguồn nguyên liệu không đạt chuẩn, quá trình đóng gói, bảo quản chưa phù hợp. Do đó, để hạn chế trường hợp mua phải bánh gạo giả, bánh gạo kém chất lượng, các bạn nên chọn mua bánh gạo của các thương hiệu lớn, so sánh bao bì, mẫu mã với hình ảnh trên website chính thức của sản phẩm và mua hàng tại các siêu thị lớn, uy tín như: Big C, Vinmart, Co.op mart, Bách hóa xanh…