Bánh đa hay còn có tên gọi khác là bánh tráng rất quen thuộc với người Việt, được nhiều người yêu thích và lựa chọn để ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với những người đang trong quá trình điều chỉnh cân nặng về mức lý tưởng, bánh đa có phải là thực phẩm phù hợp? ăn bánh đa có mập không? Bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn vấn đề này, hỗ trợ các bạn có sự lựa chọn phù hợp nhất để giảm cân hiệu quả.

1. Ăn bánh đa có béo không?

Bánh đa được làm từ bột gạo, tráng mỏng phơi khô. Loại bánh này thường được nướng giòn lên hoặc nhúng qua nước để gói nem. Để tạo nên nhiều hương vị, màu sắc cho bánh đa, nhiều nơi còn trộn chung bột gạo với bột sắn, ngô, đậu xanh để tráng bánh đa. Ngoài ra trong loại bánh này còn có một số phụ gia khác như: mè đen, mè trắng, hành, tỏi, dừa, đường….

Ước tính, trong 1 chiếc bánh đa có chứa các thành phần dinh dưỡng: Tinh bột, đạm, chất béo, 100g bánh đa có thể cung cấp cho cơ thể đến 333,4 calo. Đây là một con số khá lớn. Do đó, nếu ăn quá nhiều bánh đa trong 1 ngày có thể gây tăng cân. Tỉ lệ tinh bột trong bánh đa rất cao, lên đến gần 95%. Nếu ăn nhiều bánh đa sẽ khiến cơ thể bị dư tinh bột, tích lũy thành mỡ và gây tăng cân nhanh chóng.

Ăn bánh đa có béo không
Ăn bánh đa có béo không

Bên cạnh đó, nếu chỉ ăn bánh đa không, cơ thể sẽ xảy ra tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, dư thừa tinh bột nhưng thiếu đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, dù thích thú món ăn này, các bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải, ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nếu đang giảm cân, bánh đa không phải là một loại thực phẩm phù hợp với thực đơn dinh dưỡng của bạn.

Có thể bạn quan tâm:

2. Một số món ăn được làm từ bánh đa được nhiều người yêu thích

2.1. Bánh tráng nướng

Đây là món ăn yêu thích của giới trẻ bao gồm bánh đa cùng phần nhân: trứng, mỡ hành, thịt băm, tép rang… được nướng lên, ăn kèm với nước tương vô cùng đậm đà. Vào những ngày thời tiết se se lạnh, có mưa lâm râm, được thưởng thức một chiếc bánh tráng nướng thì thật tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu đang giảm cân, các bạn không nên ăn nhiều bánh tráng nướng đâu nhé vì nó có thể khiến bạn béo lên nhanh chóng đấy ạ.

Món bánh tráng nướng

2.2. Gỏi cuốn

Gỏi cuốn có phần nhân là rau sống, bún tươi, tôm, thịt, trứng, lạp xưởng… được gói lại bằng bánh đa nhúng nước, ăn kèm với nước chấm chua ngọt hoặc tương đen. Cách ăn bánh đa này vừa ngon miệng lại bổ sung đa dạng dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để giảm cân hiệu quả, các bạn không nên ăn nhiều gỏi cuốn này nhé.

2.3. Bánh tráng trộn

Đây là món ăn yêu thích của phần lớn các bạn học sinh, sinh viên. Bánh tráng trong món ăn này được cắt sợi nhỏ, trộn đều với tép khô, rau răm, đậu phộng, dầu, gan… giúp sợi bánh tráng mềm, thấm gia vị, chua chua ngọt ngọt rất hấp dẫn. Giá trị dinh dưỡng của bánh tráng trộn không nhiều nhưng ăn nhiều món ăn này cũng không tốt, dễ gây nóng trong người, nổi mụn nhé.

Bánh tráng trộn
Bánh tráng trộn

2.4. Bánh tráng cuốn thịt heo

Đây là đặc sản của các tỉnh miền trung Việt Nam. Thịt trong món ăn này nên chọn thịt ba chỉ có cả nạc và mỡ, luộc chín, thái mỏng. Món này còn có ăn kèm với rau sống, nước chấm. Nước chấm là yếu tố quan trọng quyết định mùi vị của món ăn. Nước chấm càng ngon, càng đậm đà thì món ăn càng ngon miệng. Nhiều địa phương thay vì ăn thịt heo luộc, họ ăn bánh tráng cuốn cá nục hấp cũng rất ngon miệng, hấp dẫn.

2.5. Bánh tráng me

Đây là đặc sản của tỉnh Tây Ninh. Bánh tráng được phơi sương để bánh khô nhưng vẫn mềm và dẻo, thêm muối ớt, hành phi, đậu phộng, nước me sền sệt… tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn, ăn mãi không chán, càng ăn càng ghiền. Món ăn này cũng gần giống món bánh tráng trộn nhưng ít dinh dưỡng hơn. Ăn nhiều bánh tráng me Tây Ninh cũng rất dễ bị nóng đấy nhé, không tốt cho da mặt, do đó không nên ăn quá nhiều.

Bánh tráng không phải là thực phẩm tốt cho việc cân nặng, nguy cơ gây béo là khá lớn. Do đó nếu đang trong quá trình giảm cân, các bạn không nên ăn nhiều thực phẩm này. Thay vào đó, chúng ta nên tăng cường rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước, giảm thiểu tinh bột kết hợp với chế độ tập luyện khoa học, đều đặn. Giảm cân không phải là việc một sớm một chiều, do đó cần kiên trì áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý thì cân nặng mới dần dần đạt chuẩn.